Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

CƠ CHẾ KHOÁN CCVE - CƠ CHẾ KHOÁN MÀ DOANH NGHIỆP ĐỀU CẦN CÓ

Cơ chế khoán toàn diện CCVE là cơ chế khoán mà tại đó doanh nghiệp sẽ khoán văn hóa ( nội quy) – Culture, doanh thu – Cost, Hạn mức chi phí – Volumn, hiệu quả công việc – Effectiveness. Mô Hình Cơ Chế Khoán Trong Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Cơ chế khoán toàn diện  CCVE  là cơ chế khoán mà tại đó doanh nghiệp sẽ khoán văn hóa ( nội quy) – Culture, doanh thu – Cost, Hạn mức chi phí – Volumn, hiệu quả công việc – Effectiveness.  - Khoán văn hóa để doanh nghiệp có tính hệ thống, tạo thành văn hóa công ty. Bằng việc khoán các nội quy mà doanh nghiệp muốn nhân viên phải làm theo như không đi trễ, không về sớm,… Tuy nhiên, khi bắt đầu khoán nội quy doanh nghiệp hay gặp vấn đề có quá nhiều nội quy, nhân viên sẽ không nhớ và không thực hiện đúng theo bản nội quy đó. Như vậy, sẽ gây ra tâm lý tiêu cực đối với nhân viên. Thay vào đó, doanh nghiệp hãy khoán không quá 10 nội quy/ lần và chọn những gì bức xúc nhất của doanh nghiệp để cho vào nội quy. Khi không còn những ...

Các CEO sử dụng thời gian của mình như thế nào? Phần 1: 24 giờ của CEO

Trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao, Giám đốc điều hành (CEO) luôn là vị trí được nhắc đến và biết đến nhiều nhất. Tuy nhiên, ít ai biết được tính chất cũng như khối lượng công việc thật sự của họ. Đằng sao ánh hào quang và sự đẳng cấp mà vị trí này mang lại, những nhà lãnh đạo của chúng ta phải trải qua những gì? Một ngày 24 giờ, họ đã làm như thế nào để có thể hoàn thành một khối lượng lớn công việc như vậy? Điều hành một hệ thống công ty dù lớn hay nhỏ đều kéo theo cả tá công việc. Từ vận hành các dự án, đặt ra các mục tiêu, chiến lược kinh doanh , quản lý đội ngũ nhân viên và vô số các vấn đề đối ngoại khác cần đến CEO. Song song đó, họ còn phải duy trì mối quan hệ với rất nhiều đối tác, cộng sự như: khách hàng, nhân viên, ban quản trị, truyền thông, chính phủ, các tổ chức cộng đồng,... Nhìn chung, tất cả mọi việc từ bé đến lớn, từ trong ra ngoài đều phải qua tay CEO để phê duyệt cũng như thực hiện. Đương nhiên, CEO vẫn có các cộng sự cũng như phòng ban phối hợp làm việ...

Phải đến 30 tuổi tôi mới hiểu, chỉ có người tài giỏi mới có được quan hệ xã hội có ích, còn thanh xuân có nhiều “bạn bè” thì cũng chỉ là những mối quan hệ xã giao vô bổ

Quan hệ xã giao, dành thời gian tám chuyện, đứng lại cười nói, lưu số tất cả mọi người để làm gì, khi đến lúc ta cần họ lại làm ngơ, chỉ bởi vì chúng ta không đủ ưu tú, không đủ giỏi giang. Quả là rất tàn nhẫn, nhưng ai lại muốn giúp đỡ một kẻ không có gì nổi bật đây, phải vậy không? Năm ấy, tôi một mình lên thành phố mang theo lời bố dặn:  "Nhớ chơi với nhiều bạn vào con nhé!" . Vì thế, khi vào đại học, tôi rất thích giao lưu, tham gia cùng lúc ba tổ chức đoàn thể, chỉ cần có hoạt động là tôi có mặt. Tôi luôn vui vẻ lưu số điện thoại của người khác. Có những lúc tôi còn rất tự hào về số lượng số điện thoại của mọi người mà mình lưu được. Tôi rất nhiệt tình, chân thành với mọi người nhưng không hiểu sao luôn bị bỏ qua. Chỉ khi cần có ai đó làm việc vặt, họ mới nhớ ra trong hội còn có tôi. Khoảng thời gian đó, tuy thường xuyên có mặt tại những cuộc hội họp, nhưng tôi không bao giờ được cho vào bộ nhớ, mọi người cũng không chấp nhận làm bạn với tôi lắm. Sau các ...