5 CƠ CHẾ KHOÁN TRONG DOANH NGHIỆP
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một hệ thống nhân viên chủ động làm việc có năng suất và hiệu quả. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đã dùng cơ chế khoán. Nhưng doanh nghiệp vẫn “đau khổ” vì 1 trong 5 cơ chế khoán mà mình đang dùng vẫn chưa giải quyết được vấn đề về nhân viên và cả doanh thu…
Mô Hình Cơ Chế Khoán Trong Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một hệ thống nhân viên chủ động làm việc có năng suất và hiệu quả. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đã dùng cơ chế khoán. Nhưng doanh nghiệp vẫn “đau khổ” vì 1 trong 5 cơ chế khoán mà mình đang dùng vẫn chưa giải quyết được vấn đề về nhân viên và cả doanh thu…
- Khoán nội quy:
Thường xuất hiện ở các Doanh nghiệp nhà nước.
- Ưu điểm: + Nhân viên sẽ tập trung vào: Đến đúng giờ, thái độ tốt, “ngoan ngoãn” nghe lời sếp…
+ Sếp có được hệ thống nhân viên “ngoan”, dễ bảo.
- Nhược điểm: + Tình trạng doanh nghiệp trì trệ, lỗ.
+ Nhân viên thụ động, không quan tâm đến kết quả, hiệu quả công việc.
- Khoán khối lượng công việc:
Doanh nghiệp thường khoán : số lượng cuộc gọi cho sales, số lần hẹn khách, số hợp đồng,…
- Ưu điểm: + Nhân viên sẽ tập trung vào khối lượng công việc để ăn lương.
+ Sếp được hệ thống nhân viên “chăm chỉ”.
- Nhược điểm: + Nhân viên làm rất nhiều việc nhưng chưa quan tâm đến hiệu quả công việc.
+ Tình trạng doanh nghiệp trì trệ, lỗ.
3. Khoán hiệu quả:
Doanh nghiệp khoán vào doanh thu thường là các bên kinh doanh.
- Ưu điểm: + Nhân viên sẽ tập trung vào doanh thu.
- Nhược điểm: + Nhân viên không quan tâm đến kiểm soát chi phí.
+ Tình trạng doanh nghiệp: vẫn lỗ vì công nợ tăng.
+ Sếp “đau khổ” vì phải lo kiểm soát chi phí, cả đời không thoát khỏi công ty và sự bận bịu.
4. Khoán khối lượng và hiệu quả công việc:
Doanh nghiệp khoán cho nhân viên cả về khối lượng và hiệu quả công việc.
- Ưu điểm: + Nhân viên vẫn chỉ tập trung vào khối lượng và hiệu quả công việc.
+ Sếp được hệ thống nhân viên chăm chỉ.
- Nhược điểm: + Tình trạng doanh nghiệp vẫn lỗ vì nhân viên không kiểm soát được chi phí, công nợ.
+ Sếp vẫn “đau khổ” vì phải lo kiểm soát chi phí.
5. Khoán hiệu quả công việc và chi phí:
- Doanh nghiệp khoán hiệu quả công việc và chi phí.
VD: Doanh nghiệp khoán cho nhân viên A doanh số với chi phí là 20% A.
- Ưu điểm:+ Nhân viên tập trung vào bán hàng.
+ Sếp kiểm soát được chi phí và hiệu quả kinh doanh.
- Nhược điểm: + Không quản lý được hệ thống nhân viên.
+ Nhân viên chểnh mảng về nội quy, nhân viên lúc này đóng vai trò như Cộng tác viên, Đại diện thương mại...
+ Tình trạng doanh nghiệp ổn nhưng không được vững vì thiếu hệ thống.
=> Hiện nay đã có một cơ chế khoán có thể tổng hợp và giải quyết được toàn bộ ưu - nhược điểm của các cơ chế trên gọi là CCSP – Tư duy xây dựng KPI. Dựa vào 4 yếu tố kết hợp áp dụng hạn mức chi phí theo doanh thu vào CCSP để tính lương:
- Nội quy
- Khối lượng công việc
- Hiệu quả công việc
- “ Hũ gạo chung ” – Lợi ích nhóm
Cơ chế khoán CCSP này sẽ kiểm soát được toàn bộ những vấn đề mà doanh nghiệp bạn đang mắc phải về văn hóa, doanh thu, thái độ… giúp doanh nghiệp thoát khỏi “đau khổ”!
Tham khảo thêm tại: TẠI ĐÂY
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Tập đoàn CEO Việt Nam - Học viện CEO Việt Nam
Hotline: 0976776622
Địa chỉ: Toà nhà CEO Việt Nam, Số 152 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Tòa nhà Business One, 136 Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội
Tầng 3, Cao ốc Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh
144 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.
Nhận xét
Đăng nhận xét