Chuyển đến nội dung chính

3 lý do doanh nhân nên tập thiền

Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, Steve Jobs và Arianna Huffington có một điểm chung thú vị: cùng là “tín đồ” của phương pháp thiền định.
Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, nhà đồng sáng lập Apple Steve Jobs và Tổng biên tập tờ The Huffington Post Arianna Huffington có một điểm chung: cùng là "tín đồ" của phương pháp thiền định.
Cuộc sống có lúc giống như một đường đua, nhưng việc đơn giản là ngồi xuống đôi khi lại hiệu quả hơn nhiều so với việc liên tục lao về phía trước. Đó chính là lý do vì sao thiền định trở thành lựa chọn của nhiều doanh nhân cũng như nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới.
Sau đây là 3 lý do doanh nhân nên tập thiền:
1.Tăng cường sự tập trung
Việc ngồi thiền đòi hỏi sự tập trung tâm trí. Theo các nhà nghiên cứu của Đại học California, Santa Barbara, chỉ 2 tuần luyện tập thiền chánh niệm có thể làm giảm sự mất tập trung, tăng cường khả năng nhận thức và sự chú ý.
Với An Alcantara – tác giả tự do, nhà biên tập sách, đồng sở hữu nhà nghỉ "bed and breakfast" Casa San Pablo ở Philippines (dịch vụ nhà nghỉ chỉ phục vụ chỗ ngủ và một bữa ăn duy nhất trong ngày là bữa sáng), thiền định giúp bà tập trung và "phân biệt được việc gì cần làm và việc gì cần phải bỏ qua".
2.Giảm căng thẳng
Rodney Laurel – chủ sở hữu công ty phân phối đồ dùng văn phòng Accupoint Systems và công ty phân phối đồ nội thất Soho Consolidated Corporation cho rằng, sự căng thẳng vẫn luôn tồn tại, nhưng thiền định thường xuyên giúp chúng ta kiểm soát nó và duy trì trạng thái cân bằng.
Các công ty như Apple và Google cũng sớm nhận ra điều này và đã kết hợp thiền chánh niệm vào văn hóa công ty.
Alcantara và Laurel – hai thành viên của nhóm thiền Bahay Dalangin ở Philippines (từng có sự tham gia của Eugenio Lopez Jr. – Chủ tịch danh dự của mạng lưới truyền hình thương mại ABS-CBN giai đoạn 1993 – 1997) cho biết, ngồi thiền giúp họ làm chủ sự nóng nảy, dạy họ cách khuôn biệt cảm xúc và từ đó kiểm soát căng thẳng tốt hơn. Đây là một kỹ năng cần thiết giúp các doanh nhân có thể tìm thấy chính mình trong những tình huống khó khăn.
3.Thúc đẩy sự sáng tạo, tìm thấy ý nghĩa của công việc
Nếu không nhờ thiền định, Alcantara đã không có đủ khả năng thực hiện bước đột phá của đời mình sau hơn 20 năm làm việc trong lĩnh vực xuất bản và truyền thông, đó là rời khỏi "cuộc sống công ty" để dấn thân vào con đường kinh doanh. Bà cho biết: "Tôi nghỉ hưu vào năm 2012 để theo đuổi con đường ít người đi" và gọi đó là "sự tái tạo". Ngồi thiền giúp Alcantara như tìm thấy lại bản thân và cảm thấy ý nghĩa hơn đối với công việc mình đang làm.
Còn Laurel thì chia sẻ: "Trong kinh doanh, chúng ta luôn nghĩ về việc thu lại lợi nhuận càng nhiều càng tốt nhưng điều mà thiền định dạy tôi là đừng chỉ nên tích lũy mà còn phải biết cách thực sự đào sâu vào một điều gì đó".
>> An lạc trong kinh doanh - Bí quyết giúp CEO cân bằng công việc




---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Tập đoàn CEO Việt Nam - Học viện CEO Việt Nam
Hotline:  0986776622
Địa chỉ: Toà nhà CEO Việt Nam, Số 152 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Tòa nhà Business One, 136 Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội
Tầng 3, Cao ốc Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh
144 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vận Hành Doanh Nghiệp Tự Động " CCVE - CCSC- CCSD - CCSP "

Cơ chế khoán toàn diện CCVE CCSC : Điều khiển trung tâm của doanh nghiệp ( CEO ) CCSD : Điều khiển phòng ban ( Cấp trung ) CCSP : Điều khiển nhân viên ( NV ) . Cơ Chế Khoán đ iều khiển trung tâm của doanh nghiệp - CCSC CCSC là bảng điều khiển từ CEO tới tất cả các phòng ban của công ty từ phòng kinh doanh, phòng hành chính nhân sự, phòng kế toán .... Các phòng sẽ được chia quỹ lương thưởng, mục tiếu kết quả công việc, quyền quyết định và chi phí của phòng ban, lầy căn cứ từ CCSC giám đốc từng bộ phận sẽ chia ra tới từng nhân sự (CCSP). Giám đốc từ phòng ban sẽ là người xây dựng cơ cấu phòng ban. Cơ Chế Khoán đ iều khiển phòng ban từ CEO xuống - CCSD CCSD là bảng điều kiển từ CEO xuống các phòng truyền thông, marketing, sale: người chịu trách nhiệm của từng phòng (trưởng phòng) sẽ được chia quỹ lương thưởng, mục tiêu kết quả, quyền quyết định và chi phí của cả phòng, lầy căn cứ từ CCSD trưởng phòng sẽ chia ra tới từng nhân sự (CCSP). Trưởng phòng từ phòng ban sẽ là n...

Cách Sử Dụng Cơ Chế Khóa Cho Công Ty Vừa Và Nhỏ - Có File Mẫu Đính Kèm

Cơ Chế Khoán CCVE (Culture - Cost - Volume - Effectiveness): Là cơ chế khoán toàn diện trong doanh nghiệp , bao gồm: * Khoán về hiệu quả công việc. * Khoán về mục tiêu khối lượng công việc. * Khoán về chi phí vận hành và quỹ lương. * Khoán về Nội quy, văn hóa công ty. - Thông qua các bộ điều khiển:   + Bộ điều khiển trung tâm của Doanh nghiệp CCSC.   + Bộ điều khiển trung tâm của Phòng ban CCSD.   + Bộ điều khiển trung tâm của Cá nhân CCSP. - Đây là điều mà bất cứ một CEO nào cũng mong muốn đối với doanh nghiệp của mình là một hệ thống vận hành tự động và chủ động từ trên xuống dưới, từ doanh nghiệp đến từng phòng ban và đến từng cá nhân. 1, CCSC (Control Centre System of Company): - Từ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, CEO sẽ xây lên hệ thống điều khiển trung tâm (bảng dòng tiền) của doanh nghiệp CCSC. - Hệ thống điều khiển trung tâm của doanh nghiệp CCSC là hệ thống điều khiển giúp cho doanh nghiệp:   + Luôn kiểm soát được dòng tiền vào ra. ...
5 CƠ CHẾ KHOÁN TRONG DOANH NGHIỆP Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một hệ thống nhân viên chủ động làm việc có năng suất và hiệu quả. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đã dùng cơ chế khoán. Nhưng doanh nghiệp vẫn “đau khổ” vì 1 trong 5 cơ chế khoán mà mình đang dùng vẫn chưa giải quyết được vấn đề về nhân viên và cả doanh thu… Mô Hình Cơ Chế Khoán Trong Hoạt Động Của Doanh Nghiệp  Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một hệ thống nhân viên chủ động làm việc có năng suất và hiệu quả. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đã dùng cơ chế khoán. Nhưng doanh nghiệp vẫn “đau khổ” vì 1 trong 5 cơ chế khoán mà mình đang dùng vẫn chưa giải quyết được vấn đề về nhân viên và cả doanh thu… Khoán nội quy: Thường xuất hiện ở các Doanh nghiệp nhà nước. - Ưu điểm:  + Nhân viên sẽ tập trung vào: Đến đúng giờ, thái độ tốt, “ngoan ngoãn” nghe lời sếp…  + Sếp có được hệ thống nhân viên “ngoan”, dễ bảo. - Nhược điểm:  + Tình trạng doanh nghiệp trì...