Chuyển đến nội dung chính

5 kỹ năng cần có của một giám đốc kinh doanh


Giám đốc kinh doanh chính là “đầu tàu” quyết định hiệu quả kinh doanh của cả công ty. Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, khó khăn ngày càng nhiều. Đòi hỏi một CCO hội tụ đủ 5 kỹ năng dưới đây để quản trị một hệ thống kinh doanh hiệu quả.
1. Biết chiến lược và đọc được thông số của chiến lược doanh nghiệp
Các giám đốc kinh doanh cần phải đọc được thông số về chiến lược của công ty từ CEO đưa xuống, thông số này chính là “bản đồ doanh thu, doanh số, chi phí, công nợ” của công ty mà phòng kinh doanh được khoán cho và có trách nhiệm phải đạt được. Từ đó, giám đốc kinh doanh lập kế hoạch kinh doanh và phải bảo vệ được kế hoạch kinh doanh với CEO.
2. Hiểu được các mô hình kênh phân phối
Mỗi doanh nghiệp khác nhau, với đặc thù sản phẩm, nhóm sản phẩm khác nhau lại có những mô hình kinh doanh khác nhau phù hợp để tổ chức bộ máy. Hoặc khi chiến lược của công ty thay đổi thì lại có những mô hình kinh doanh khác nhau để áp dụng vào doanh nghiệp.
Nổi bật hiện nay đó là các mô hình kinh doanh: Mô hình chuỗi, mô hình nhượng quyền, ngoài ra là các mô hình đã được áp dụng từ lâu là mô hình hệ mặt trời và kênh phân phối truyền thống.
Nhiều doanh nghiệp đau đầu bài vì bài toán nhân sự, trả lương ít thì nhân viên nghỉ, trả lương cao thì công ty lỗ. Mà bản chất nguyên nhân chính là do chưa lựa chọn được mô hình kênh phân phối tối ưu. Và đây chính là một trong những trách nhiệm quan trọng mà các giám đốc kinh doanh phải làm.
3. Xây dựng được cơ cấu tổ chức, chính sách lương thưởng
Khi bắt đầu nắm giữ vị trí giám đốc kinh doanh trong doanh nghiệp, CCO được giao hạn mức chi phí cho vận hành phòng kinh doanh bao gồm chi phí nhân sự và chi phí cho vận hành. Căn cứ vào hạn mức này, giám đốc kinh doanh xây dựng cơ cấu tổ chức phòng kinh doanh bao gồm: Phòng truyền thông, phòng marketing và phòng sale. Cần đảm bảo cơ cấu tổ chức của bạn vận hành kinh doanh hiệu quả, đây là chìa khóa của luật chơi thu hút nhân sự cho bạn.
4. Định biên nhân sự
Sau khi đã xây dựng được cơ cấu tổ chức và chính sách lương thưởng và căn cứ vào hạn mức chi phí quỹ lương phòng kinh doanh. Giám đốc kinh doanh sẽ thực hiện 2 việc: Khoán mục tiêu công việc cho từng phòng ban để đạt được mục tiêu doanh số; Căn cứ vào hạn mức quỹ lương và mục tiêu công việc để định biên số lượng nhân sự cần có cho các phòng ban. 
5. Kiểm soát được hệ thống công việc của nhân viên và các phòng truyền thông marketing và sale để xây dựng được hệ thống báo cáo mẫu
Trong quá trình kinh doanh, bước tiếp theo mỗi Giám đốc kinh doanh sẽ đo lường được kết quả làm việc của các phòng ban trên cơ sở bám sát với mục tiêu ban đầu trong kế hoạch kinh doanh theo từng tuần, từng tháng, từng quý trong năm. Tuy nhiên, nhiều CCO gặp khó khăn trong việc kiểm soát kết quả của nhân viên vì không xây dựng hệ thống báo cáo mẫu. Và để tránh tình trạng “nghe kể chuyện” của nhân viên, CCO cần có kỹ năng dẫn dắt để tổ chức cuộc họp giao ban hiệu quả trên cơ sở nhân viên tự nhận diện kết quả của mình và tự tư duy đưa ra giải pháp để thay đổi kết quả công việc. Đây chính là bộ công cụ giúp CCO giải phóng năng lực lãnh đạo của mình.
Để có được 5 kỹ năng quản trị của một Giám đốc kinh doanh và bộ công cụ quản trị hệ thống phòng kinh doanh hiệu quả. Đăng ký tham gia chương trình đào tạo “Giám đốc kinh doanh” được đào tạo bởi Chuyên gia Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch Tập đoàn CEO Việt Nam.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Tập đoàn CEO Việt Nam - Học viện CEO Việt Nam
Hotline:  0986776622
Địa chỉ: Toà nhà CEO Việt Nam, Số 152 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Tòa nhà Business One, 136 Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội
Tầng 3, Cao ốc Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh
144 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vận Hành Doanh Nghiệp Tự Động " CCVE - CCSC- CCSD - CCSP "

Cơ chế khoán toàn diện CCVE CCSC : Điều khiển trung tâm của doanh nghiệp ( CEO ) CCSD : Điều khiển phòng ban ( Cấp trung ) CCSP : Điều khiển nhân viên ( NV ) . Cơ Chế Khoán đ iều khiển trung tâm của doanh nghiệp - CCSC CCSC là bảng điều khiển từ CEO tới tất cả các phòng ban của công ty từ phòng kinh doanh, phòng hành chính nhân sự, phòng kế toán .... Các phòng sẽ được chia quỹ lương thưởng, mục tiếu kết quả công việc, quyền quyết định và chi phí của phòng ban, lầy căn cứ từ CCSC giám đốc từng bộ phận sẽ chia ra tới từng nhân sự (CCSP). Giám đốc từ phòng ban sẽ là người xây dựng cơ cấu phòng ban. Cơ Chế Khoán đ iều khiển phòng ban từ CEO xuống - CCSD CCSD là bảng điều kiển từ CEO xuống các phòng truyền thông, marketing, sale: người chịu trách nhiệm của từng phòng (trưởng phòng) sẽ được chia quỹ lương thưởng, mục tiêu kết quả, quyền quyết định và chi phí của cả phòng, lầy căn cứ từ CCSD trưởng phòng sẽ chia ra tới từng nhân sự (CCSP). Trưởng phòng từ phòng ban sẽ là n...

Cách Sử Dụng Cơ Chế Khóa Cho Công Ty Vừa Và Nhỏ - Có File Mẫu Đính Kèm

Cơ Chế Khoán CCVE (Culture - Cost - Volume - Effectiveness): Là cơ chế khoán toàn diện trong doanh nghiệp , bao gồm: * Khoán về hiệu quả công việc. * Khoán về mục tiêu khối lượng công việc. * Khoán về chi phí vận hành và quỹ lương. * Khoán về Nội quy, văn hóa công ty. - Thông qua các bộ điều khiển:   + Bộ điều khiển trung tâm của Doanh nghiệp CCSC.   + Bộ điều khiển trung tâm của Phòng ban CCSD.   + Bộ điều khiển trung tâm của Cá nhân CCSP. - Đây là điều mà bất cứ một CEO nào cũng mong muốn đối với doanh nghiệp của mình là một hệ thống vận hành tự động và chủ động từ trên xuống dưới, từ doanh nghiệp đến từng phòng ban và đến từng cá nhân. 1, CCSC (Control Centre System of Company): - Từ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, CEO sẽ xây lên hệ thống điều khiển trung tâm (bảng dòng tiền) của doanh nghiệp CCSC. - Hệ thống điều khiển trung tâm của doanh nghiệp CCSC là hệ thống điều khiển giúp cho doanh nghiệp:   + Luôn kiểm soát được dòng tiền vào ra. ...
5 CƠ CHẾ KHOÁN TRONG DOANH NGHIỆP Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một hệ thống nhân viên chủ động làm việc có năng suất và hiệu quả. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đã dùng cơ chế khoán. Nhưng doanh nghiệp vẫn “đau khổ” vì 1 trong 5 cơ chế khoán mà mình đang dùng vẫn chưa giải quyết được vấn đề về nhân viên và cả doanh thu… Mô Hình Cơ Chế Khoán Trong Hoạt Động Của Doanh Nghiệp  Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một hệ thống nhân viên chủ động làm việc có năng suất và hiệu quả. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đã dùng cơ chế khoán. Nhưng doanh nghiệp vẫn “đau khổ” vì 1 trong 5 cơ chế khoán mà mình đang dùng vẫn chưa giải quyết được vấn đề về nhân viên và cả doanh thu… Khoán nội quy: Thường xuất hiện ở các Doanh nghiệp nhà nước. - Ưu điểm:  + Nhân viên sẽ tập trung vào: Đến đúng giờ, thái độ tốt, “ngoan ngoãn” nghe lời sếp…  + Sếp có được hệ thống nhân viên “ngoan”, dễ bảo. - Nhược điểm:  + Tình trạng doanh nghiệp trì...