Chuyển đến nội dung chính

Bay mất nhân tài - Vì sao ?

Có hàng trăm lý do cho những nguyên nhân được đưa ra về vấn đề “ chảy máu chất xám” này, nhưng tất thảy đều có một mẫu số chung thường gặp:
1. Thiếu tôn trọng và đánh giá không đúng năng lực
“Cuộc chiến” nhân sự là cuộc chiến của những cái đầu tinh tế, khéo léo và thông minh. Quan hệ giữa doanh nghiệp và nhân sự là quan hệ win – win. Nhân viên họ sẽ không thể nào cống hiến hết mình cho công ty khi những nhu cầu cơ bản của họ vẫn chưa được đáp ứng, năng lực không được trả công xứng đáng, không được tạo điều kiện làm việc linh hoạt, không được cung cấp đầy đủ lợi ích hay một môi trường làm việc tù túng, thiếu tôn trọng, áp đặt và căng thẳng họ sẽ có xu hướng bỏ việc.
2. Không có cơ hội phát triển nghề nghiệp
Đã là con người thì ai cũng có mong muốn thể hiện bản thân và cầu danh. Ngồi mãi một vị trí, làm cùng một công việc ngày này qua ngày khác thật là nhàm chán và uể oải. Nhân viên nào cũng mong muốn được học hỏi, đào tạo để có thể chứng minh năng lực của bản thân mình và  phát triển xa hơn trong sự nghiệp. Đặc biệt, những nhân viên tài năng luôn muốn đón nhận thử thách và tìm cơ hội để thể hiện mình. Nếu doanh nghiệp hiện tại không “còn chỗ” cho họ cơ hội phát triển sự nghiệp họ sẽ “dứt áo” ra đi để tìm kiếm những cơ hội tốt hơn.
3. Thiếu công bằng
Chẳng một ai muốn làm việc trong môi trường đầy rẫy những bất công và bất hợp lý cả. Nhiều doanh nghiệp có sự phân biệt vùng miền, giới tính, đẳng cấp… đã tạo cho không khí làm việc trong công ty khó chịu và ức chế. Đã qua lâu rồi cái thời nhân viên phải cố gắng chịu đựng những môi trường vẫn còn “lưu giữ” thứ văn hóa lỗi thời và kì thị đó và việc họ “ bỏ” bạn mà đi là điều tất nhiên.
4. Không công nhận, không khen thưởng
Tinh tế một chút bạn sẽ thấy việc công nhận và khen thưởng nhân viên cực kỳ dễ dàng và tạo hiệu quả rất tốt trong việc đẩy cảm hứng làm việc của nhân viên. Không nhất thiết phải là thưởng bằng tiền lương hay hiện vật, đôi khi chỉ có thể là một câu hỏi thăm, một nụ cười động viên hay một cái xoa đầu khích lệ. Việc này thật sự có ích cho chặng đường dài xây dựng đội ngũ nhân sự để tạo động lực cho nhân viên. Nếu làm Sếp mà bạn chưa bao giờ nói cảm ơn hay ghi nhận nỗ lực của nhân viên thì có lẽ đã đến lúc bạn nên thay đổi hoặc là dừng “ cuộc chơi”. Sự “rơi rụng” nhân sự là điều tất yếu.
5.    Dập tắt lòng nhiệt huyết
Cái cảm giác khi đang hào hứng, đóng góp ý kiến cho sự phát triển của công ty nhưng lại nhanh chóng bị “dập tắt” bởi một quản lý thiếu tầm nhìn và nhàm chán thật sự là rất “cụt hứng”. Sự nhiệt tình của bạn liên tục bị cản trở thì tự nhiên bạn sẽ tránh thử những cái mới, không muốn đóng góp tiếng nói của mình mà còn dễ nản chí và nóng lòng muốn bỏ việc để tìm cái mới.
6. Sếp nắm quyền thay vì cho phép tự chủ
Lãnh đạo giỏi, sáng suốt nên trao quyền cho nhân viên để họ tự lực và tận tâm vì lợi ích của doanh nghiệp. Quyền lực chỉ thể hiện tốt nhất khi nó tạo ra được doanh thu, tranh giành quyền lực không chỉ mâu thuẫn với mục đích chung mà còn làm cho môi trường làm việc thêm độc hại. Nhân viên cảm thấy áp lực, gò bó và không thể hiện được hết năng lực của bản thân. Đừng giam hãm năng lực của nhân viên bằng cách thiếu sáng suốt như thế. Đừng làm cho họ nản chí và không thiết tha gì với sự đóng góp cho công ty.



---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Tập đoàn CEO Việt Nam - Học viện CEO Việt Nam
Hotline:  0986776622
Địa chỉ: Toà nhà CEO Việt Nam, Số 152 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Tòa nhà Business One, 136 Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội
Tầng 3, Cao ốc Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh
144 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vận Hành Doanh Nghiệp Tự Động " CCVE - CCSC- CCSD - CCSP "

Cơ chế khoán toàn diện CCVE CCSC : Điều khiển trung tâm của doanh nghiệp ( CEO ) CCSD : Điều khiển phòng ban ( Cấp trung ) CCSP : Điều khiển nhân viên ( NV ) . Cơ Chế Khoán đ iều khiển trung tâm của doanh nghiệp - CCSC CCSC là bảng điều khiển từ CEO tới tất cả các phòng ban của công ty từ phòng kinh doanh, phòng hành chính nhân sự, phòng kế toán .... Các phòng sẽ được chia quỹ lương thưởng, mục tiếu kết quả công việc, quyền quyết định và chi phí của phòng ban, lầy căn cứ từ CCSC giám đốc từng bộ phận sẽ chia ra tới từng nhân sự (CCSP). Giám đốc từ phòng ban sẽ là người xây dựng cơ cấu phòng ban. Cơ Chế Khoán đ iều khiển phòng ban từ CEO xuống - CCSD CCSD là bảng điều kiển từ CEO xuống các phòng truyền thông, marketing, sale: người chịu trách nhiệm của từng phòng (trưởng phòng) sẽ được chia quỹ lương thưởng, mục tiêu kết quả, quyền quyết định và chi phí của cả phòng, lầy căn cứ từ CCSD trưởng phòng sẽ chia ra tới từng nhân sự (CCSP). Trưởng phòng từ phòng ban sẽ là n...

Cách Sử Dụng Cơ Chế Khóa Cho Công Ty Vừa Và Nhỏ - Có File Mẫu Đính Kèm

Cơ Chế Khoán CCVE (Culture - Cost - Volume - Effectiveness): Là cơ chế khoán toàn diện trong doanh nghiệp , bao gồm: * Khoán về hiệu quả công việc. * Khoán về mục tiêu khối lượng công việc. * Khoán về chi phí vận hành và quỹ lương. * Khoán về Nội quy, văn hóa công ty. - Thông qua các bộ điều khiển:   + Bộ điều khiển trung tâm của Doanh nghiệp CCSC.   + Bộ điều khiển trung tâm của Phòng ban CCSD.   + Bộ điều khiển trung tâm của Cá nhân CCSP. - Đây là điều mà bất cứ một CEO nào cũng mong muốn đối với doanh nghiệp của mình là một hệ thống vận hành tự động và chủ động từ trên xuống dưới, từ doanh nghiệp đến từng phòng ban và đến từng cá nhân. 1, CCSC (Control Centre System of Company): - Từ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, CEO sẽ xây lên hệ thống điều khiển trung tâm (bảng dòng tiền) của doanh nghiệp CCSC. - Hệ thống điều khiển trung tâm của doanh nghiệp CCSC là hệ thống điều khiển giúp cho doanh nghiệp:   + Luôn kiểm soát được dòng tiền vào ra. ...
5 CƠ CHẾ KHOÁN TRONG DOANH NGHIỆP Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một hệ thống nhân viên chủ động làm việc có năng suất và hiệu quả. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đã dùng cơ chế khoán. Nhưng doanh nghiệp vẫn “đau khổ” vì 1 trong 5 cơ chế khoán mà mình đang dùng vẫn chưa giải quyết được vấn đề về nhân viên và cả doanh thu… Mô Hình Cơ Chế Khoán Trong Hoạt Động Của Doanh Nghiệp  Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một hệ thống nhân viên chủ động làm việc có năng suất và hiệu quả. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đã dùng cơ chế khoán. Nhưng doanh nghiệp vẫn “đau khổ” vì 1 trong 5 cơ chế khoán mà mình đang dùng vẫn chưa giải quyết được vấn đề về nhân viên và cả doanh thu… Khoán nội quy: Thường xuất hiện ở các Doanh nghiệp nhà nước. - Ưu điểm:  + Nhân viên sẽ tập trung vào: Đến đúng giờ, thái độ tốt, “ngoan ngoãn” nghe lời sếp…  + Sếp có được hệ thống nhân viên “ngoan”, dễ bảo. - Nhược điểm:  + Tình trạng doanh nghiệp trì...