Chuyển đến nội dung chính

Cách Xây KPI Cho Công Ty Vừa và Nhỏ


KPI là gì?
- KPI là viết tắt của từ Key Performance Indicator: là chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công việc nhằm phản ánh hiệu quả làm việc của phòng ban hay cá nhân nhân viên.
- Đánh giá tình trạng tiến, độ thực hiện công việc dựa trên các chỉ số kết quả công việc do cá nhân và phòng ban đặt ra từ trước.

- Thông qua KPI người quản trị sẽ khoán được:
    + trách nhiệm
    + quyền hạn, quyền quyết định
    + hạn mức chi phí
    + quỹ lương thưởng.


 + Khoán Trách Nhiệm:


   Cấp trên sẽ khoán xuống phòng ban hay nhân viện:
       + kết quản công việc.
       + mức độ hiệu quả công việc.
       + khối lượng công việc.
       + nội quy quy định của công ty.
 Ví dụ: doanh nghiệp của bạn kinh doanh dịch vụ, giá trị sản phẩm là 50tr và phòng kinh doanh trong doanh nghiệp của bạn được khoán là tháng này phải mang về được 2 tỷ doanh thu, trong đó:
+ Đội sale của bạn có 5 người , tương đương với kết quả công việc của  mỗi người là 400tr doanh thu, quy đổi ra đơn hàng là 8 đơn hàng/1 người, với chất lượng công việc cam kết tỉ lệ chốt đơn hàng là 10% số data nhận về, suy ra khối lượng công việc trong tháng đó của mỗi sale sẽ phải chăm sóc, tư vấn cho 80 khách hàng để đạt được target.

        -    2 tỷ doanh thu/ 5 sale = 400tr doanh thu/1 sale
        -    400tr doanh thu/ 50tr 1 sản phẩm = 8 đơn hàng
        -    8 đơn hàng * tỉ lệ chốt 10% = 80 data cần chăm sóc và tư vấn.

+ Đội Marketing có 2 người, kết quả công việc của mỗi người là 1 tỷ doanh thu, với chất lượng công việc cam kết tỉ lệ data lỗi, sai đối tượng là 20%, từ đó quy đổi ra roll là 20 đơn hàng/1 người với điều kiện đội sale cam kết tỉ lệ chốt là 10%. Khối lượng công việc của Marketing là số data mỗi nhân viên Marketing cần mang về là 200 data công với cam kết lỗi 20% là 240 data để đảm bảo sẽ mang đủ doanh thu target.

            -      2 tỷ doanh thu/ 2 MKT = 1 tỷ/1 MKT
            -      1 tỷ doanh thu/ 50tr 1 sản phẩm = 20 đơn hàng
            -       20 đơn hàng * tỉ lệ chốt 10% = 200 data
            -       200 data * tỉ lệ lỗi 20% = 240 data.


+ Khoán Quyền Hạn: 




    Tức là chính nhân viên hay phòng ban đó có vấn đề gì thì chính nhân viên hay phòng ban đó là người đưa ra quyết định, họ là người đưa ra quyết định và là người sẽ chịu trách nhiệm với quyết định đó.
 Ví dụ: phòng kinh doanh của bạn đang chạy doanh số, chạy tới nửa tháng nhưng chưa đạt doanh thu theo kế hoạch, nguyên nhân do trong đội sale của bạn có một nhân viên rất yếu, trong trường hợp này, quản lý trực tiếp của nhân viên sale đó sẽ là người đưa ra quyết định. Xem là sẽ đào tạo lại hay đào thải nhân viên nay để tuyển người mới, để đảm bảo đạt target doanh thu của tháng. Vì đây là trách nhiệm của quản lý, là người trực tiếp quyết định và chịu trách nhiệm với quyết định ấy.

+ Khoán Hạn Mức Chi Phí:



   Khoán hạn mức chi phí là định khoản cho phòng ban hay nhân viên được chi tiêu một số tiền hay một số phần trăm doanh thu nào đó để nhân viên hay phòng bạn đó chi tiêu phục vụ cho mục tiêu chung của họ.
 Ví dụ: CEO khoán cho phòng hành chính nhân sự là 1 năm được có 100tr tiền văn phòng phẩm cho toàn công ty (dựa trên số liệu lịch sử để đưa ra con số này), nếu phòng hành chính nhân sự quản lý tốt và tối ưu được bao nhiêu thì phòng hành chính nhân sự được hưởng 80% làm quỹ thưởng của phòng, và 20% chuyển lại công ty làm quỹ thưởng của công ty. Như vậy, tới cuối năm phòng hành chính nhân sự chỉ tiêu hết 70tr tiết kiệm được 30tr, lấy 24tr (80% của 30tr) làm thưởng cuối năm của phòng, 6tr (20% của 30tr) trả về công ty làm quỹ thưởng của công ty. Tương tự như vậy mỗi phòng bạn đều có hạn mực chi tiêu riêng, từ phòng ban sẽ chia được chi phí tới từng nhân viên để nhân viên đó tự chi tiêu và tối ưu.

+ Khoán Quỹ Lương Thưởng:


sau khi khoán xong trách nhiệm, quyền hạn, chi phí thì phòng ban và nhân viên sẽ phải biết phần thưởng của mình bao nhiêu, từ bảng dòng tiền và lịch sử trả lương cho nhân viên, CEO sẽ định khoản được quỹ lương chiếm bao nhiêu phần trăm doanh thu. Quỹ lương tổng sẽ được chia tới từng phòng ban, từ phòng ban cụ thể sẽ được chia tới từng nhân viên, lương KPI sẽ được tính trên các chỉ số hoàn thành công việc "kết quả công việc", "hiệu quả công việc", "khối lượng công việc". Tùy vào vị trí và mức độ ảnh hưởng của công việc tới doanh thu để tính mực độ ảnh hưởng của doanh thu tới lương KPI.

- Ý nghĩa của KPI

  • Hiểu được vai trò của mình hay bộ phận của mình trong bộ máy doanh nghiệp.
  • Biết được trách nhiệm của mình là gì, quyền hạn của mình tới đâu và hạn mức chi phí của mình là bao nhiêu.
  • Nhân viên hay phòng ban sẽ biết được mục tiêu và phần thưởng mình sẽ nhận đựơc khi đạt được kết quả và lấy đó làm động lực làm việc, hoàn thành mục tiêu.
  • Theo dõi được hiệu suất làm việc của nhân viên trực quan, minh bạch, chính xác cũng như đề ra chế độ lương thưởng, kỷ luật phù hợp.
  • Nâng cao hiệu quả quy trình nghiệm thu thực hiện công việc.


Tham khảo thêm tại đây:
- Mô Hình Cơ Chế Khoán: Tại đây
- Cách Khoán Tới Từng Nhân Sự: Tại đây
- Cơ Chế Khoán Toàn Diện: Tại đây




Tham khảo thêm tại: TẠI ĐÂY
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Tập đoàn CEO Việt Nam - Học viện CEO Việt Nam
Hotline Hồ Chí Minh:  0976776622
Hotline Hà Nội:  0986776622
Địa chỉ: Toà nhà CEO Việt Nam, Số 152 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Tòa nhà Business One, 136 Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội
Tầng 3, Cao ốc Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh
144 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vận Hành Doanh Nghiệp Tự Động " CCVE - CCSC- CCSD - CCSP "

Cơ chế khoán toàn diện CCVE CCSC : Điều khiển trung tâm của doanh nghiệp ( CEO ) CCSD : Điều khiển phòng ban ( Cấp trung ) CCSP : Điều khiển nhân viên ( NV ) . Cơ Chế Khoán đ iều khiển trung tâm của doanh nghiệp - CCSC CCSC là bảng điều khiển từ CEO tới tất cả các phòng ban của công ty từ phòng kinh doanh, phòng hành chính nhân sự, phòng kế toán .... Các phòng sẽ được chia quỹ lương thưởng, mục tiếu kết quả công việc, quyền quyết định và chi phí của phòng ban, lầy căn cứ từ CCSC giám đốc từng bộ phận sẽ chia ra tới từng nhân sự (CCSP). Giám đốc từ phòng ban sẽ là người xây dựng cơ cấu phòng ban. Cơ Chế Khoán đ iều khiển phòng ban từ CEO xuống - CCSD CCSD là bảng điều kiển từ CEO xuống các phòng truyền thông, marketing, sale: người chịu trách nhiệm của từng phòng (trưởng phòng) sẽ được chia quỹ lương thưởng, mục tiêu kết quả, quyền quyết định và chi phí của cả phòng, lầy căn cứ từ CCSD trưởng phòng sẽ chia ra tới từng nhân sự (CCSP). Trưởng phòng từ phòng ban sẽ là n...

Cách Sử Dụng Cơ Chế Khóa Cho Công Ty Vừa Và Nhỏ - Có File Mẫu Đính Kèm

Cơ Chế Khoán CCVE (Culture - Cost - Volume - Effectiveness): Là cơ chế khoán toàn diện trong doanh nghiệp , bao gồm: * Khoán về hiệu quả công việc. * Khoán về mục tiêu khối lượng công việc. * Khoán về chi phí vận hành và quỹ lương. * Khoán về Nội quy, văn hóa công ty. - Thông qua các bộ điều khiển:   + Bộ điều khiển trung tâm của Doanh nghiệp CCSC.   + Bộ điều khiển trung tâm của Phòng ban CCSD.   + Bộ điều khiển trung tâm của Cá nhân CCSP. - Đây là điều mà bất cứ một CEO nào cũng mong muốn đối với doanh nghiệp của mình là một hệ thống vận hành tự động và chủ động từ trên xuống dưới, từ doanh nghiệp đến từng phòng ban và đến từng cá nhân. 1, CCSC (Control Centre System of Company): - Từ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, CEO sẽ xây lên hệ thống điều khiển trung tâm (bảng dòng tiền) của doanh nghiệp CCSC. - Hệ thống điều khiển trung tâm của doanh nghiệp CCSC là hệ thống điều khiển giúp cho doanh nghiệp:   + Luôn kiểm soát được dòng tiền vào ra. ...
5 CƠ CHẾ KHOÁN TRONG DOANH NGHIỆP Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một hệ thống nhân viên chủ động làm việc có năng suất và hiệu quả. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đã dùng cơ chế khoán. Nhưng doanh nghiệp vẫn “đau khổ” vì 1 trong 5 cơ chế khoán mà mình đang dùng vẫn chưa giải quyết được vấn đề về nhân viên và cả doanh thu… Mô Hình Cơ Chế Khoán Trong Hoạt Động Của Doanh Nghiệp  Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một hệ thống nhân viên chủ động làm việc có năng suất và hiệu quả. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đã dùng cơ chế khoán. Nhưng doanh nghiệp vẫn “đau khổ” vì 1 trong 5 cơ chế khoán mà mình đang dùng vẫn chưa giải quyết được vấn đề về nhân viên và cả doanh thu… Khoán nội quy: Thường xuất hiện ở các Doanh nghiệp nhà nước. - Ưu điểm:  + Nhân viên sẽ tập trung vào: Đến đúng giờ, thái độ tốt, “ngoan ngoãn” nghe lời sếp…  + Sếp có được hệ thống nhân viên “ngoan”, dễ bảo. - Nhược điểm:  + Tình trạng doanh nghiệp trì...