Chuyển đến nội dung chính

2 BƯỚC CĂN BẢN ĐỂ TIẾP NHẬN VÀ ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN SALE

Để có đội ngũ sale tốt, đầu tiên là bước Nhập môn: làm việc qua sổ tay và bảng câu hỏi; sau đó đến bước Dẫn dắt: thực hành sau một tháng với quản lý sale.
Việc tiếp nhận, đào tạo và quản lý sale mới thường mang rất nhiều khó khăn. Doanh nghiệp mới thành lập thường thiếu sale, nhưng sau khi tuyển được rồi, tỉ lệ sale bỏ việc cao.
Vì vậy, để tiếp nhận, đào tạo và quản lý sale tốt có 2 bước căn bản:
Bước 1: Nhập môn (lý thuyết)
  • khi lấy sale vào, có được 1 cuốn sổ tay
  1. Hiểu biết về công ty
  2. Học về văn hóa công ty
  3. Học về sản phẩm của công ty
  4. Nội quy - ở vị trí sale thì cần học những gì
  5. Sale được cung cấp những công cụ gì để phục vụ cho việc kinh doanh và bán hàng:
  • Giao cho sale cuốn sổ tay để họ đọc trong vòng 1 ngày, bằng cách nào cũng được
  • Ngày thứ hai: đưa cho sale một bảng câu hỏi, để trả lời câu hỏi (vì sale muốn tư vấn cho khách hàng cũng phải nhớ, chứ không thể mở sổ tay, và làm càng lâu thì lượng câu hỏi càng lớn). Sale mới tự điền đáp án theo góc nhìn chân thật nhất của sale.
  • Ngày thứ 3: Bước chuẩn hóa
Quản lý sale kiểm tra xem sale mới trả lời đáp án ra sao. Kết quả dưới 70% thì cho “lên đường” được rồi, vì “thi” cả ngày, có đủ tài liệu mà làm vẫn sai nhiều thì có vấn đề.
Còn số lượng sale còn lại, những câu nào còn lại thì Quản lý sale sửa lại những câu sale mới trả lời sai, sửa lại theo góc nhìn chuẩn hóa của công ty.

Sau bước này, 50% ứng viên sale sẽ bị “rụng”, vì sale có thể không hiểu được công ty, sản phẩm. Tại sao bạn phải dành 1 tháng mới loại sale, trong khi có thể làm trong 3 ngày?
  • Thể hiện chính sách tính lương ra, nên gồm 6 phương án đề bài cho sale chọn cách tính lương. Các bạn sale mới sẽ tự tính lương. Họ sẽ biết rõ cách tính lương của mình, biết cách tối ưu hóa mức lương đồng thời tối ưu hiệu quả công ty.
  • Cung cấp quy trình để tối ưu hóa chính sách, kỹ năng.
Phải tính lương xong thì mới có quy trình, các bạn sale mới biết quý quy trình (Vì tôi cá là nếu đưa quy trình trước cách tính lương thì các bạn sẽ không để ý đâu).
Khi biết cách tính lương xong mới xem đến quy trình, các bạn sẽ biết quy trình này nên áp dụng vào đâu và như thế nào để lương mình cao.
Bước 1 (nhập môn) này sẽ giúp cho cả công ty lẫn cho sale.
Bước 2: Dẫn dắt (Thực hành)
Quản lý sale chia khung thời gian của sale ra:
Sáng: Từ 8:00 - 9:00 hoặc từ 8:15 - 9:15
  • Sale báo cáo kết quả chi tiết (chứ không chỉ báo cáo kết quả) công việc của ngày hôm trước
  • Kế hoạch ngày hôm nay
  • Sale đề xuất được hỗ trợ từ Quản lý sale.
Cứ làm công việc này đều đặn sẽ hình thành một văn hóa rất tốt cho sale.
Trưa: Khoảng thời gian từ 13:30 - 14:30 hiếm có Doanh nghiệp gọi khách này lắm. Nên khung giờ này có thể dành cho việc đào tạo.
Nhóm sale có thể tự đào tạo lẫn nhau, hoặc bù thêm một số câu hỏi vào bảng câu hỏi (ở bước 1), và bàn đáp án, tự đặt câu hỏi kiểm tra lẫn nhau xem mức độ tư vấn có trôi chảy hay không.
Chiều: 17:15 - 17:30
Báo cáo nhanh về doanh số, doanh thu, công nợ trong một ngày
Nếu không cho nhân viên thấy kết quả, kinh doanh mà không review thì “chết”, là đang hại họ.
Cứ theo quy trình 2 bước này, sau 1 tháng sẽ có 70% từ ứng viên ban đầu bị out. Nếu có 10 ứng viên ban đầu, sau 2 bước này, sẽ còn 3 sale cứng.
Để biết cách quản lý sale, kinh doanh, tư vấn, chốt sale, làm báo cáo, tâm lý khách hàng,..., mời bạn tham khảo khóa học Giám Đốc Kinh Doanhhttps://ceovietnam.edu.vn/trang-gg-giam-doc-kinh-doanh.html?soure=GG trong link sau đây:   






CEO Quản Trị 4.0 :Tham khảo thêm tại đây nhé

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
                                              Website: ceovietnam.edu.vn

Hotline:  0976776622
Địa chỉ: Toà nhà CEO Việt Nam, Số 62/4 Khúc Thừa Dụ, Cầu Giấy, Hà Nội
Tòa nhà Business One, 136 Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội
Tầng 3, Cao ốc Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vận Hành Doanh Nghiệp Tự Động " CCVE - CCSC- CCSD - CCSP "

Cơ chế khoán toàn diện CCVE CCSC : Điều khiển trung tâm của doanh nghiệp ( CEO ) CCSD : Điều khiển phòng ban ( Cấp trung ) CCSP : Điều khiển nhân viên ( NV ) . Cơ Chế Khoán đ iều khiển trung tâm của doanh nghiệp - CCSC CCSC là bảng điều khiển từ CEO tới tất cả các phòng ban của công ty từ phòng kinh doanh, phòng hành chính nhân sự, phòng kế toán .... Các phòng sẽ được chia quỹ lương thưởng, mục tiếu kết quả công việc, quyền quyết định và chi phí của phòng ban, lầy căn cứ từ CCSC giám đốc từng bộ phận sẽ chia ra tới từng nhân sự (CCSP). Giám đốc từ phòng ban sẽ là người xây dựng cơ cấu phòng ban. Cơ Chế Khoán đ iều khiển phòng ban từ CEO xuống - CCSD CCSD là bảng điều kiển từ CEO xuống các phòng truyền thông, marketing, sale: người chịu trách nhiệm của từng phòng (trưởng phòng) sẽ được chia quỹ lương thưởng, mục tiêu kết quả, quyền quyết định và chi phí của cả phòng, lầy căn cứ từ CCSD trưởng phòng sẽ chia ra tới từng nhân sự (CCSP). Trưởng phòng từ phòng ban sẽ là n...

Cách Sử Dụng Cơ Chế Khóa Cho Công Ty Vừa Và Nhỏ - Có File Mẫu Đính Kèm

Cơ Chế Khoán CCVE (Culture - Cost - Volume - Effectiveness): Là cơ chế khoán toàn diện trong doanh nghiệp , bao gồm: * Khoán về hiệu quả công việc. * Khoán về mục tiêu khối lượng công việc. * Khoán về chi phí vận hành và quỹ lương. * Khoán về Nội quy, văn hóa công ty. - Thông qua các bộ điều khiển:   + Bộ điều khiển trung tâm của Doanh nghiệp CCSC.   + Bộ điều khiển trung tâm của Phòng ban CCSD.   + Bộ điều khiển trung tâm của Cá nhân CCSP. - Đây là điều mà bất cứ một CEO nào cũng mong muốn đối với doanh nghiệp của mình là một hệ thống vận hành tự động và chủ động từ trên xuống dưới, từ doanh nghiệp đến từng phòng ban và đến từng cá nhân. 1, CCSC (Control Centre System of Company): - Từ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, CEO sẽ xây lên hệ thống điều khiển trung tâm (bảng dòng tiền) của doanh nghiệp CCSC. - Hệ thống điều khiển trung tâm của doanh nghiệp CCSC là hệ thống điều khiển giúp cho doanh nghiệp:   + Luôn kiểm soát được dòng tiền vào ra. ...
5 CƠ CHẾ KHOÁN TRONG DOANH NGHIỆP Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một hệ thống nhân viên chủ động làm việc có năng suất và hiệu quả. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đã dùng cơ chế khoán. Nhưng doanh nghiệp vẫn “đau khổ” vì 1 trong 5 cơ chế khoán mà mình đang dùng vẫn chưa giải quyết được vấn đề về nhân viên và cả doanh thu… Mô Hình Cơ Chế Khoán Trong Hoạt Động Của Doanh Nghiệp  Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một hệ thống nhân viên chủ động làm việc có năng suất và hiệu quả. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đã dùng cơ chế khoán. Nhưng doanh nghiệp vẫn “đau khổ” vì 1 trong 5 cơ chế khoán mà mình đang dùng vẫn chưa giải quyết được vấn đề về nhân viên và cả doanh thu… Khoán nội quy: Thường xuất hiện ở các Doanh nghiệp nhà nước. - Ưu điểm:  + Nhân viên sẽ tập trung vào: Đến đúng giờ, thái độ tốt, “ngoan ngoãn” nghe lời sếp…  + Sếp có được hệ thống nhân viên “ngoan”, dễ bảo. - Nhược điểm:  + Tình trạng doanh nghiệp trì...