Chuyển đến nội dung chính

3 VAI TRÒ CHÍNH CỦA PHÒNG NHÂN SỰ TRONG MỘT DOANH NGHIỆP

Trong phòng Nhân sự của một Công ty, có 3 bộ phận chính. Bài viết này sẽ giải đáp vị trí tiềm năng phù hợp với bạn, và những điều cần có ở một nhân viên phòng Nhân sự.
Khác với tưởng tượng của nhiều người, một nhà tuyển dụng không chỉ “ngồi chờ” các ứng viên tìm đến mình để có thể đưa ra các quyết định, lựa chọn.

Đây là một công việc đòi hỏi bạn phải chủ động đi tìm cho mình những ứng viên tài năng. Để làm được việc này, bạn sẽ phải nỗ lực rất nhiều từ khâu chuẩn bị cho đến khâu tiến hành. Chẳng hạn như tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng của từng phòng ban để xem quyết định đăng tin tuyển dụng như thế nào, đăng khi nào, đăng ở đâu, hay làm sao mới thu hút được nguồn ứng viên lớn tham gia? Mời bạn tham khảo những cách tuyển dụng, quản lý được người tài được chia sẻ trong khóa học:
Vì vậy, để hoạt động tại bộ phận này, bạn sẽ cần có kỹ năng giao tiếp và thuyết trình tốt, cũng như khả năng quan sát và phân tích tâm lý ứng viên. Bên cạnh đó, khả năng lập kế hoạch và tổ chức công việc cũng không thể thiếu để đợt tuyển dụng đạt hiệu quả cao.

2. Bộ phận Trả lương và Phúc lợi (C&B: Compensation & Benefits)

Là một nhân viên của Bộ phận Trả lương và Phúc lợi, bạn sẽ xây dựng và quản lý hệ thống tiền lương, phúc lợi, khen thưởng và các chính sách khác của công ty. Tất cả những công việc đó sẽ đảm bảo tính công bằng về quyền lợi của các nhân viên trong công ty, cũng như phù hợp với các quy định của Nhà nước.
Bộ phận C&B là người nắm cán cân về các khoản thu nhập của nhân viên toàn công ty, đòi hỏi bạn trung thực, công bằng, có kỹ năng tin học văn phòng (đặc biệt là Excel) tốt để xử lý và phân tích các số liệu hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng cần nắm một số kiến thức nhất định về luật lao động, luật bảo hiểm,… cùng các công văn, nghị định có liên quan. Nếu yêu thích công việc quản lý và muốn rèn luyện khả năng tư duy tốt, đây chắc chắn sẽ là bộ phận mà bạn không thể bỏ qua.

3. Bộ phận Đào tạo và Phát triển (T&D: Training & Development)

Bộ phận này có vai trò thiết kế và triển khai các hoạt động đào tạo để cải tiến kết quả lao động, kỹ năng và trình độ của các nhân viên trong công ty.
Trừ những buổi đào tạo về kiến thức chuyên môn sẽ cần liên kết hợp tác với các trung tâm hoặc chuyên gia, đa phần các buổi huấn luyện kỹ năng làm việc chuyên nghiệp hay đào tạo văn hóa khác sẽ đều do Bộ phận T&D đứng lớp.
Do đó, kiến thức nền tảng vững chắc sẽ là yêu cầu không thể thiếu nếu bạn muốn tham gia vào bộ phận này. Không những thế, bạn cũng sẽ cần có kỹ năng phân tích và đánh giá tốt, cũng như kỹ năng thuyết trình, sự nhạy bén trong việc giải quyết tình huống để có thể mang lại những kinh nghiệm hữu ích cho nhân viên.



CEO Quản Trị 4.0 :Tham khảo thêm tại đây nhé
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Website: https://hochiminh.ceovietnam.vn
Hotline:  0976776622
Địa chỉ: Toà nhà CEO Việt Nam, Số 62/4 Khúc Thừa Dụ, Cầu Giấy, Hà Nội
Tòa nhà Business One, 136 Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội

Tầng 3, Cao ốc Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vận Hành Doanh Nghiệp Tự Động " CCVE - CCSC- CCSD - CCSP "

Cơ chế khoán toàn diện CCVE CCSC : Điều khiển trung tâm của doanh nghiệp ( CEO ) CCSD : Điều khiển phòng ban ( Cấp trung ) CCSP : Điều khiển nhân viên ( NV ) . Cơ Chế Khoán đ iều khiển trung tâm của doanh nghiệp - CCSC CCSC là bảng điều khiển từ CEO tới tất cả các phòng ban của công ty từ phòng kinh doanh, phòng hành chính nhân sự, phòng kế toán .... Các phòng sẽ được chia quỹ lương thưởng, mục tiếu kết quả công việc, quyền quyết định và chi phí của phòng ban, lầy căn cứ từ CCSC giám đốc từng bộ phận sẽ chia ra tới từng nhân sự (CCSP). Giám đốc từ phòng ban sẽ là người xây dựng cơ cấu phòng ban. Cơ Chế Khoán đ iều khiển phòng ban từ CEO xuống - CCSD CCSD là bảng điều kiển từ CEO xuống các phòng truyền thông, marketing, sale: người chịu trách nhiệm của từng phòng (trưởng phòng) sẽ được chia quỹ lương thưởng, mục tiêu kết quả, quyền quyết định và chi phí của cả phòng, lầy căn cứ từ CCSD trưởng phòng sẽ chia ra tới từng nhân sự (CCSP). Trưởng phòng từ phòng ban sẽ là n...

Cách Sử Dụng Cơ Chế Khóa Cho Công Ty Vừa Và Nhỏ - Có File Mẫu Đính Kèm

Cơ Chế Khoán CCVE (Culture - Cost - Volume - Effectiveness): Là cơ chế khoán toàn diện trong doanh nghiệp , bao gồm: * Khoán về hiệu quả công việc. * Khoán về mục tiêu khối lượng công việc. * Khoán về chi phí vận hành và quỹ lương. * Khoán về Nội quy, văn hóa công ty. - Thông qua các bộ điều khiển:   + Bộ điều khiển trung tâm của Doanh nghiệp CCSC.   + Bộ điều khiển trung tâm của Phòng ban CCSD.   + Bộ điều khiển trung tâm của Cá nhân CCSP. - Đây là điều mà bất cứ một CEO nào cũng mong muốn đối với doanh nghiệp của mình là một hệ thống vận hành tự động và chủ động từ trên xuống dưới, từ doanh nghiệp đến từng phòng ban và đến từng cá nhân. 1, CCSC (Control Centre System of Company): - Từ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, CEO sẽ xây lên hệ thống điều khiển trung tâm (bảng dòng tiền) của doanh nghiệp CCSC. - Hệ thống điều khiển trung tâm của doanh nghiệp CCSC là hệ thống điều khiển giúp cho doanh nghiệp:   + Luôn kiểm soát được dòng tiền vào ra. ...
5 CƠ CHẾ KHOÁN TRONG DOANH NGHIỆP Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một hệ thống nhân viên chủ động làm việc có năng suất và hiệu quả. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đã dùng cơ chế khoán. Nhưng doanh nghiệp vẫn “đau khổ” vì 1 trong 5 cơ chế khoán mà mình đang dùng vẫn chưa giải quyết được vấn đề về nhân viên và cả doanh thu… Mô Hình Cơ Chế Khoán Trong Hoạt Động Của Doanh Nghiệp  Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một hệ thống nhân viên chủ động làm việc có năng suất và hiệu quả. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đã dùng cơ chế khoán. Nhưng doanh nghiệp vẫn “đau khổ” vì 1 trong 5 cơ chế khoán mà mình đang dùng vẫn chưa giải quyết được vấn đề về nhân viên và cả doanh thu… Khoán nội quy: Thường xuất hiện ở các Doanh nghiệp nhà nước. - Ưu điểm:  + Nhân viên sẽ tập trung vào: Đến đúng giờ, thái độ tốt, “ngoan ngoãn” nghe lời sếp…  + Sếp có được hệ thống nhân viên “ngoan”, dễ bảo. - Nhược điểm:  + Tình trạng doanh nghiệp trì...