Chuyển đến nội dung chính

4 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP

4 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP


Nếu Anh/Chị không biết hoặc định vị sai vị trí doanh nghiệp mình trên biểu đồ phát triển doanh nghiệp, thì các anh chị đã tự giết chết doanh nghiệp của mình rồi.
Vì sao tôi lại nói như thế? Ví dụ đơn giản: Một đứa trẻ đang trong giai đoạn tập đi mà bắt nó vác bao xi măng thì tức là hại nó; hoặc một thanh niên đã trưởng thành nhưng không cho anh ta làm gì, chỉ cho uống sữa thì giết chết thanh niên đó.
Tương tự, Anh Chị cũng cần Doanh nghiệp mình đang trong giai đoạn uống sữa hay trương thành để có những chính sách phù hợp.
4 giai đoạn phát triển của một Doanh nghiệp gồm:
Giai đoạn 1: Sống sót (hay còn gọi là giai đoạn Sinh tồn hoặc giai đoạn Khởi nghiệp)
Đây là giai đoạn Doanh nghiệp phần lớn tập trung vào kinh doanh, tập trung vào vốn. Có vốn rồi, các Anh Chị nhập hàng, bán hàng, thu tiền, chăm sóc khách hàng để tạo ra một tập khách hàng mới, sau đó lại tiếp tục nhập, bán hàng.
Trong các công đoạn nhập hàng, bán hàng, chăm sóc khách hàng,... thì ở giai đoạn 1, công đoạn “bán hàng” và “chăm sóc khách hàng” là quan trọng nhất, là mũi nhọn. Bởi vì, tiền mà các Anh Chị có do đâu? Đó là từ bán hàng mà ra. Số tiền đó có thể đem nuôi tất cả các phòng ban.
Ở giai đoạn Sinh tồn, nhập hàng chưa nhiều nên chưa cần phải căng thẳng.
Đã là giai đoạn Sinh tồn thì để bán hàng được, các anh chị có vài việc cần làm:
  • Hiểu khách hàng
  • Thiết lập mô hình bán hàng
  • Định biên nhân sự
  • Chính sách nhân sự
Ở giai đoạn này, các Anh Chị chưa hiểu khách hàng, nên cứ thay đổi vùng, đối tượng khách hàng liên tục; thiết lập mô hình khách hàng liên tục vì chưa biết bán offline hay online;... Mới đầu, các Anh Chị cũng đã vạch ra các kế hoạch rồi, nhưng trong quá trình làm lại phải điều chỉnh. Ví dụ ban đầu chỉ định bán online thôi, nhưng trong lúc làm thì lại thấy cần phải kết hợp một chút với offline, như: tổ chức các buổi hội thảo, họp mặt,...
Định biên nhân sự giai đoạn này cũng chưa thể “chuẩn đét”, vì nhân sự cứ ra ra vào vào, lỗ,...vì chúng ta chưa có khả năng tuyển dụng người giỏi hay loại bỏ người kém,...
Vì vậy ở giai đoạn này, ông chủ và CEO cũng có thể “nhảy” xuống làm bảo vệ, làm mọi thứ, và cứ sai đâu thì sửa đấy. Giai đoạn Sống sót cứ tập trung cho bộ phận bán hàng là chính, mô hình cũng có thể thay đổi liên tục, con người vào ra liên tục, cách bán hàng thay đổi liên tục, sản phẩm cũng bị thay đổi điều chỉnh liên tục.
Đừng tập trung cố gắng làm mọi thứ quá bài bản. Cứ làm đi rồi nếu sai, hãy gỡ đi làm lại.  
Nếu thấy hiệu quả rồi thì mới chuyển đến giai đoạn thứ hai.
Giai đoạn 2: Chuẩn hóa
Khi làm giai đoạn 1 một thời gian, chúng ta có doanh thu ổn định, chi phí ổn định, hệ thống nhân sự tương đối ổn định, chính sách lương cho anh em tương đối ổn định và rõ ràng,...Vậy chúng ta đang bước vào giai đoạn Chuẩn hóa.
Lúc này chúng ta mới áp được doanh thu cho các phòng ban (chứ ở giai đoạn 1 có biết thế nào đâu mà áp doanh thu phải không ạ?)
Lúc này, Anh Chị có thể tính được hạn mức phần trăm của chi phí trên doanh thu. Nhân sự ổn định rồi thì mới viết được số lượng nhân sự như vậy thì gắn với mô hình nào. Chính sách lương ổn định thì mới tính được hạn mức phần trăm chi phí quỹ lương trên doanh thu. Từ đây mới ra được mức thu nhập trung bình của nhân viên là bao nhiêu.
Và nếu như chúng ta chuẩn hóa được, đo được cái này, ta sẽ biết được nếu áp doanh thu thế này thì sản phẩm của chúng ta chiếm được bao nhiêu phần trăm thị phần. Áp được mức chi phí thế này, sẽ biết chi phí ta có thể áp dụng cho năm sau. Doanh thu cao là lợi ông chủ, hay còn gọi là LỢI MÌNH.
Nhân sự thế này thì mức thu nhập bình quân nhân sự thế này, sẽ biết được họ có gắn bó với mình lâu dài hay không. Đây là chi phí dành cho chăm sóc khách hàng và vận hành. Vậy đây gọi là lợi khách hàng, hay còn gọi là LỢI CHÚNG SINH.
Nhân sự hợp tác bình quân cao gọi là LỢI NGƯỜI.
Nếu công việc kinh doanh phát triển bền vững thì phải dựa trên lý thuyết “LỢI MÌNH - LỢI NGƯỜI - LỢI CHÚNG SINH” này của đạo Phật.
Biểu hiện của giai đoạn Chuẩn hóa là khi Anh Chị bắt đầu làm được Hệ thống điều khiển trung tâm của doanh nghiệp, mà tên riêng tôi tự đặt ra là Hệ thống CCSC (Central Control System of Company).
Đây là một bảng ví dụ ngắn gọn cho hệ thống CCSC, nhìn vào các số a, b, c sẽ biết được đâu là cái mà Doanh nghiệp Anh Chị hiện tại đang chú trọng:

Doanh thu
Chi phí cho một phòng ban B
Chi phí cho một phòng ban C
Đầu tư tiếp cho cả hệ thống (cơ sở vật chất,
Lợi nhuận và dòng tiền mặt
Hạn mức
a%
b%
c%


Cho ví dụ phòng ban B là phòng Kinh doanh, phòng ban C là phòng Kế toán. Nếu c% lớn hơn c% thì công ty chúng ta đang chú trọng vào hạch toán là chính, còn kinh doanh là phụ. Nếu ngược lại tức là chúng ta đang tập trung vào phòng Kinh doanh để khoét sâu vào thị trường, còn quản lý hệ thống tài chính là phụ và sẽ được tập trung vào năm khác.
Phòng Kinh doanh hạn mức là b% lại chia ra là x% danh cho quỹ lương, y% dành cho vận hành (x%+y%=b%)
Trong đó: x% dành cho phòng truyền thông, sale,...chiếm bao nhiêu, vậy là lại liên quan đến CCSD (Bộ điều khiển của một phòng ban - Central Control System of Department)
Nếu trong x%, quỹ lương của truyền thông lớn hơn marketing lớn hơn sale tức là đang lấy truyền thông làm trọng tâm; nếu sale lớn nhất thì là đang lấy đội ngũ bán hàng là chính;…
Sau đó cũng trong truyền thông, lại xuất hiện bộ phận video, sự kiện, bài viết pr, ý tưởng truyền thông,...Ta lại tiếp tục chia nhỏ quỹ lương, để thấy bộ phận nào là bộ phận quan trọng trong phòng ban này. Lúc này, ta sẽ cần đến Bộ điều khiển CCSP (Central Control System of Person) - Bộ phận điều khiển của con người.
3 bộ điều khiển CCSC, CCSD, CCSP chính là bộ ba điều khiển dùng để khoán cho đến tận vị trí của nhân viên, kết nối từ chiến lược đi xuống hệ thống các phòng ban, phân bổ hạn mức đến phòng ban, rồi lại đến hạn mức từng nhân viên.
Chỉ khi Doanh nghiệp ổn định rồi, có các hạn mức, cơ chế khoán, kiểm soát,... rồi ta mới chuẩn hóa được, và sau đó là đến giai đoạn thứ ba.
Giai đoạn 3: Tối ưu hóa
Thế nào là tối ưu hóa? Nếu là “Tối ưu hóa về mặt chi phí”, Anh Chị phải chỉ ra được toàn bộ hạn mức chi phí và khoán cho nhân viên, thì anh em nhân viên sẽ tiết kiệm. Ví dụ, Anh Chị khoán 5% chi phí theo doanh thu, mà nhân viên thực chi chỉ có 4% thôi, còn lại không chi hết thì 1% còn lại gọi là phần thưởng; đến năm tiếp theo lại chi xuống 3% vì hoạt động hiệu quả hơn, vậy phần thưởng đã được tăng lên 2%.
Sự tối ưu hóa này là để đảm bảo hoạt động hiệu quả mà đời sống của anh em không đi xuống. Nhưng nếu ông chủ tham lam tối ưu hóa đến mức khắc nghiệt, vắt kiệt sức của nhân viên thì hệ thống sẽ đi xuống.
Để có thể tối ưu hóa về mặt chi phí thông qua các hạn mức, ta phải nghiên cứu sâu vào hệ thống CCSC.
Giai đoạn 4:  Tự động hóa
Khi đã thực hiện xong giai đoạn Tối ưu hóa, lúc này ông chủ có rất nhiều tiền, nhưng nghèo nàn về thời gian, yếu kém về sức khỏe, gia đình không hạnh phúc,...vì thời gian qua đã dành quá nhiều thời gian và sức lực cho công việc kinh doanh.
Bấy giờ tiền chẳng để làm gì, vì tiền là để có sức khỏe, để có hạnh phúc, trí tuệ, tư tưởng thoải mái.
Vậy Anh Chị đã đến giai đoạn Tự động hóa - khi Anh Chị bắt đầu đưa phần mềm vào để vận hành Doanh nghiệp. Anh Chị không cần xuất hiện ở Doanh nghiệp nữa mà Doanh nghiệp vẫn tự vận hành được. Hệ thống báo cáo, doanh số,....đều có thể quản lý được thông qua hệ thống phần mềm.
Kết luận:
Khi ở giai đoạn Sống sót thì các Anh Chị không cần nghiên cứu giai đoạn Chuẩn hóa làm gì. Nhưng nếu các Anh Chị đã ổn định được doanh thu, hạn mức, nhân sự, quỹ lương, thì Anh Chị phải chuyển qua giai đoạn điều khiển bằng trí tuệ, chứ không phải kiểu thủ công nữa.
Phần lớn doanh nghiệp việt cứ làm mãi giai đoạn 1 và không chuẩn hóa. Vì khi chuẩn hóa các Anh Chị phải đầu tư thêm một lượng “máu” nhất định. Tuy nhiên lượng “máu” này là đáng để đầu tư.
Ví dụ, trước đây lợi nhuận là 20% sau khi trừ hết chi phí, giờ đây với cơ chế khoán có thể lợi nhuận chỉ còn 16% thôi, nhưng vấn đề là:
Trước đây: 20% = A doanh thu
Khi khoán thì: 16% = 1.5 A doanh thu
Rõ ràng về mặt lợi nhuận tuyệt đối năm 2 lớn hơn lợi nhuận tuyệt đối năm 1.
Lời cuối cùng, tôi chúc các Anh Chị nhận diện được doanh nghiệp mình đang ở giai đoạn nào và áp dụng được các bộ điều khiển để giúp công việc kinh doanh của mình phát triển hơn.



CEO Quản Trị 4.0 :Tham khảo thêm tại đây nhé
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Website: https://hochiminh.ceovietnam.vn
Hotline:  0976776622
Địa chỉ: Toà nhà CEO Việt Nam, Số 62/4 Khúc Thừa Dụ, Cầu Giấy, Hà Nội
Tòa nhà Business One, 136 Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội

Tầng 3, Cao ốc Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vận Hành Doanh Nghiệp Tự Động " CCVE - CCSC- CCSD - CCSP "

Cơ chế khoán toàn diện CCVE CCSC : Điều khiển trung tâm của doanh nghiệp ( CEO ) CCSD : Điều khiển phòng ban ( Cấp trung ) CCSP : Điều khiển nhân viên ( NV ) . Cơ Chế Khoán đ iều khiển trung tâm của doanh nghiệp - CCSC CCSC là bảng điều khiển từ CEO tới tất cả các phòng ban của công ty từ phòng kinh doanh, phòng hành chính nhân sự, phòng kế toán .... Các phòng sẽ được chia quỹ lương thưởng, mục tiếu kết quả công việc, quyền quyết định và chi phí của phòng ban, lầy căn cứ từ CCSC giám đốc từng bộ phận sẽ chia ra tới từng nhân sự (CCSP). Giám đốc từ phòng ban sẽ là người xây dựng cơ cấu phòng ban. Cơ Chế Khoán đ iều khiển phòng ban từ CEO xuống - CCSD CCSD là bảng điều kiển từ CEO xuống các phòng truyền thông, marketing, sale: người chịu trách nhiệm của từng phòng (trưởng phòng) sẽ được chia quỹ lương thưởng, mục tiêu kết quả, quyền quyết định và chi phí của cả phòng, lầy căn cứ từ CCSD trưởng phòng sẽ chia ra tới từng nhân sự (CCSP). Trưởng phòng từ phòng ban sẽ là n...

Cách Sử Dụng Cơ Chế Khóa Cho Công Ty Vừa Và Nhỏ - Có File Mẫu Đính Kèm

Cơ Chế Khoán CCVE (Culture - Cost - Volume - Effectiveness): Là cơ chế khoán toàn diện trong doanh nghiệp , bao gồm: * Khoán về hiệu quả công việc. * Khoán về mục tiêu khối lượng công việc. * Khoán về chi phí vận hành và quỹ lương. * Khoán về Nội quy, văn hóa công ty. - Thông qua các bộ điều khiển:   + Bộ điều khiển trung tâm của Doanh nghiệp CCSC.   + Bộ điều khiển trung tâm của Phòng ban CCSD.   + Bộ điều khiển trung tâm của Cá nhân CCSP. - Đây là điều mà bất cứ một CEO nào cũng mong muốn đối với doanh nghiệp của mình là một hệ thống vận hành tự động và chủ động từ trên xuống dưới, từ doanh nghiệp đến từng phòng ban và đến từng cá nhân. 1, CCSC (Control Centre System of Company): - Từ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, CEO sẽ xây lên hệ thống điều khiển trung tâm (bảng dòng tiền) của doanh nghiệp CCSC. - Hệ thống điều khiển trung tâm của doanh nghiệp CCSC là hệ thống điều khiển giúp cho doanh nghiệp:   + Luôn kiểm soát được dòng tiền vào ra. ...
5 CƠ CHẾ KHOÁN TRONG DOANH NGHIỆP Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một hệ thống nhân viên chủ động làm việc có năng suất và hiệu quả. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đã dùng cơ chế khoán. Nhưng doanh nghiệp vẫn “đau khổ” vì 1 trong 5 cơ chế khoán mà mình đang dùng vẫn chưa giải quyết được vấn đề về nhân viên và cả doanh thu… Mô Hình Cơ Chế Khoán Trong Hoạt Động Của Doanh Nghiệp  Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một hệ thống nhân viên chủ động làm việc có năng suất và hiệu quả. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đã dùng cơ chế khoán. Nhưng doanh nghiệp vẫn “đau khổ” vì 1 trong 5 cơ chế khoán mà mình đang dùng vẫn chưa giải quyết được vấn đề về nhân viên và cả doanh thu… Khoán nội quy: Thường xuất hiện ở các Doanh nghiệp nhà nước. - Ưu điểm:  + Nhân viên sẽ tập trung vào: Đến đúng giờ, thái độ tốt, “ngoan ngoãn” nghe lời sếp…  + Sếp có được hệ thống nhân viên “ngoan”, dễ bảo. - Nhược điểm:  + Tình trạng doanh nghiệp trì...