Bí quyết tạo động lực cho nhân viên, làm tăng hiệu quả công việc lên 300% gồm có: 3 yếu tố nội lực và ngũ lực được dạy trong Phật giáo.
3 yếu tố nội lực - Cách Sếp tạo động lực cho Nhân viên từ bên trong
Đầu tiên, một con người có động lực khi họ có cái đích để hào hứng hướng tới. Thứ hai phải có con đường để đi. Thứ ba khi họ vấp ngã thì có người hỗ trợ (Người khác động viên từ đám đông thì là phần ngoại lực).
Khi phỏng vấn nhân sự, phải hỏi đích mà ứng viên muốn đến. Trên đời các sếp sợ nhất một ông bảo không có đích đến: tiền ko thích, gái ko thích, xe cộ không thích, không thích gì cả, sợ nhất mấy ông đi làm cho vui. Không có đích thì làm sao có động lực?
Bản thân sếp hơn ứng viên một cái đầu. Thế nên, cái đích đến này do họ tạo ra, nhưng sếp phải là người chỉ ra đường đi cho họ. Là “chỉ”, chứ không phải “bế”. Mà trên thực tế lại có rất nhiều ông CEO “bế” nhân viên đi. Chỉ dừng lại ở mức chỉ , hướng dẫn thôi, xong rồi thì “đạp xuống” phát, để nhân viên mình tự bơi. Chỉ xong 1 phát, rồi đạp xuống cho nhân viên tự bơi. Chứ ví dụ khi nhân viên bảo: “Anh ơi em hết cách rồi, phải làm sao?”, xong ông bảo: “Tao cũng ko biết phải làm sao cả”, rồi ôm nhau chết đuổi, là không được. Các ông phải hơn lính của mình để còn theo dõi và hướng dẫn kịp thời.
Rồi cứ mỗi lần nhân viên gần chìm, thì ông sếp hãy xuất hiện như ông bụt hiện ra hỏi: “Tại sao con khóc?”, thế là họ lại “nổi” lên. Như vậy là lại có động lực. Cái đó mới gọi là hỗ trợ theo kiểu “nội lực”. Khác với cách động viên theo kiểu “ngoại lực” mà nhiều người hay làm, bên ngoài mặt thì khen, nhưng lại không chỉ cho đường đi, sau này thế nào cũng tối tăm không biết đi đường nào. Kiểu này chỉ như dầu gió thôi, không ăn thua đâu, sau này rồi cũng mất lực.
Nên khi phỏng vấn tuyển nhân sự, phải hỏi xem ứng viên thích gì, đường đi của họ là gì, rồi các ông phải giúp người ta.

Khi nhân viên đã nhận ra con đường này đúng, thì hãy hỏi họ thêm về mặt tâm. Khi tâm sạch, cộng với đường đi đích đến rõ rồi, thì mới để nhân viên tự đi, và khi vấp ngã các ông mới được xuất hiện và giúp đỡ. Cứ như thế thì nhân viên sẽ cảm ơn mình cả đời. Đây chính là cách tạo ra trung quân. Chứ nhiều ông nhân viên đã vấp ngã rồi mà ông còn chửi nữa, họp liên miên chỉ để chửi, thì để làm gì? Giữa tạo được và không tạo được động lực cho nhân viên khác nhau ở chỗ đó.
Ngũ lực trong Đạo phật - Bí quyết thành công trong mọi việc
Để tạo ra động lực, bạn còn phải biết về ngũ lực trong đạo Phật. Bạn muốn tạo được công, thì phải có ngũ lực trong người, gồm:
1. Tín lực
Tức khi làm gì phải có niềm tin. Ai làm gì không có niềm tin, không bao giờ thành công. Nên khi bán hàng, người bán phải tin sản phẩm của mình chất lượng mới bán đc. Chứ mới giao dự án, mà nhân viên đã bảo: “Khó bán lắm anh ạ, không bán được đâu”. Rồi lúc mới bán chưa được thì nó lại bảo: “Đấy thấy chưa, em bảo khó lắm”.
Ngay từ đầu niềm tin của nhân viên phải là bán được. Khi giao nhiệm vụ phải có niềm tin “Em hoàn toàn có thể điều hành được” nhưng nếu cần thì có thể nói thêm “Nhưng có gì anh/chị hỗ trợ em với”.
2. Tấn lực
Hay còn gọi là sự chịu khó, nỗ lực.
3. Niệm lực
Tức là trong đầu không có suy nghĩ tiêu cực. Ví dụ đi bán hàng, hai lần chưa được, nếu hiểu quy luật 20-80, thì sẽ hiểu mình chưa bán được là đúng quy luật, còn tận 8 lần để thử nữa. Vì thế nếu có niệm lực tốt, thì nhân viên sẽ lạc quan để mà cố tiếp.

Có niệm lực rồi lại sinh ra tiếp một lực nữa gọi là:
4. Định lực
Tức là định tâm để đi, hay còn gọi là đam mê, không để ý những thứ xung quanh, không thị phi nhiều, chỉ tập trung vào cái họ đang làm.
Những người có định lực yếu hơn thì hay mất tập trung, đang ngồi nói chuyện với nhau ví dụ có cô nào bận áo bikini bước vào thì hóng hớt ngay, mất tập trung ngay.
Khi đã ổn định về mặt đam mê, tư duy rồi thì mới có:
5. Tuệ lực
--
Cứ nghĩ lại xem sau khoảng thời gian làm sếp và được làm sếp, có phải chúng ta đã thực hiện được ngũ lực này không?
Nhiều người làm hoài, thất bại hoài, tới đường cùng bỗng nhiên lại có kết quả, thì bảo là may quá có quý nhân phù trợ. Không phải đâu! Thật ra là do bạn đã làm tốt được 4 lực trước và cuối cùng thì Tuệ lực vượt lên, gặt hái được kết quả.
Vốn dĩ không có tư duy, nhưng khi ta tư duy cái đó (ngũ lực) nhiều thì nó thành tư duy thôi. Vì thế cái sai nhất của phụ huynh là nói con ngu toán, cho đứa con niệm lực xấu. Hôm sau nó được 5 điểm, nó nghĩ: “Chết rồi bố nói đúng rồi”. Sang hôm tiếp theo lại “ăn” tiếp con 5 điểm nữa, càng tin: “Thôi bố nói đúng quá, mà thôi nếu ngu quá thì học làm gì nữa?”.
Vì thế đây là ngũ lực để tạo động lực cho chính mình và những người xung quanh. Hãy kết hợp ngũ lực cùng 3 yếu tố nội lực đã đề cập ở đầu bài để tăng năng suất làm việc đáng kể cho nhân viên và cho Doanh nghiệp nhé!
Theo Diễn giả - Chủ tịch Ngô Minh Tuấn
CEO Quản Trị 4.0 :Tham khảo thêm tại đây nhé
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Website: https://hochiminh.ceovietnam.vn
Hotline: 0976776622
Hotline: 0976776622
Địa chỉ: Toà nhà CEO Việt Nam, Số 62/4 Khúc Thừa Dụ, Cầu Giấy, Hà Nội
Tòa nhà Business One, 136 Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội
Tầng 3, Cao ốc Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh
Nhận xét
Đăng nhận xét