Thẻ điểm cân bằng Doanh nghiệp BSC gồm 4 yếu tố chính: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, hệ thống nhân sự.
Khi vận hành Doanh nghiệp, chúng ta có 2 công cụ chính: Làm chiến lược thì cần dùng công cụ SWOT. khi vận hành Doanh nghiệp thì dùng công cụ BSC (Thẻ điểm cân bằng doanh nghiệp).
Khi thiết lập Doanh nghiệp, bước đầu tiên là thiết lập chiến lược. Chiến lược thì liên quan đến tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi. Công cụ SWOT sẽ giúp Anh Chị xây dựng chiến lược này (SWOT = Strength, Weaknesses, Opportunities, Threats - dịch tiếng Việt là: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, mối đe dọa). Tuy nhiên trong bài viết này sẽ đề cập sâu vào BSC hơn.
Thẻ điểm cân bằng BSC giúp hoạt động Doanh nghiệp bền vững, gồm có 4 yếu tố chính:
I. Mặt trận tài chính
Khi triển khai một Doanh nghiệp, câu hỏi đầu tiên là thông số tài chính mà anh Chị muốn là gì để thỏa mãn các cổ đông. Các cổ đông là người góp vốn, vì vậy họ quan tâm câu chuyện doanh số, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn (sau bao lâu họ thu hồi được vốn?).
Nếu như cổ đông có cảm xúc với câu chuyện của Doanh nghiệp thì doanh nghiệp mới phát triển, còn nếu hộ không đồng ý với các con số tài chính này thì Doanh nghiệp rất khó phát triển bền vững.
Tuy nhiên những con số này chỉ mới là dự kiến thôi, làm thế nào để sau 5 năm 10 năm hoạt động, mà Doanh nghiệp vẫn thỏa mãn cổ đông, thì mới gọi là bền vững.
II. Mặt trận khách hàng
Để có con số tài chính như mặt trận thứ nhất, người ta mới đặt câu hỏi: “Ai là người trả tiền để chúng ta có con số tài chính này?”. Chính là khách hàng. Điều gì khiến khách hàng trả tiền cho chúng ta? Đó là chúng ta cần có hệ giá trị để khách hàng phải mua hàng của chúng ta mà không phải của đối thủ, hay còn gọi là hệ giá trị cạnh tranh.
Tôi và anh đều cung cấp dịch vụ khách hàng. Điều gì khiến khách hàng mua hàng của tôi mà không phải của anh? Hệ giá trị cạnh tranh có thể được chia ra thành 3 hệ giá trị nhỏ từ nhu cầu của khách hàng:
- Hệ giá trị nhu cầu căn bản
- Hệ giá trị nhu cầu giá trị gia tăng
- Hệ giá trị của nhu cầu cảm xúc
Để ra đc chỉ tiêu, con số cụ thể, chúng ta phải tạo ra hệ thống giá trị vượt trội so với các dịch vụ khác cung cấp trên thị trường. Nếu hệ giá trị ở mặt trận thứ hai này của chúng ta vượt trội hơn của đối thủ cạnh tranh thì khách hàng sẽ mua. Tuy nhiên nói muốn làm thỏa mãn khách hàng thì dễ, làm mới khó. Từ đó, các CEO bắt đầu quan tâm đến mặt trận thứ 3:
III. Mặt trận quy trình nội bộ
Mặt trận này liên quan đến quy trình nội bộ mang đến giá trị cho khách hàng (như ở mặt trận II).
Ví dụ hệ giá trị của chúng ta là muốn đón tiếp khách hàng một cách chuyên nghiệp, vậy phải xây dựng quy trình: Khách từ cổng công ty bước vào, bác bảo vệ phải làm gì? Khách vào cửa thì lễ tân phải làm gì? Lễ tân phải làm gì tiếp theo để đưa khách đến bộ phận chuyên môn? Ai là người chỉ đường cho khách hàng lên và xuống? Khách phải lấy xe như thế nào?...Các Doanh nghiệp hơn nhau là ở chỗ quy trình nội bộ.
Mặt trận II (hệ giá trị khách hàng) có bao nhiêu giá trị mục tiêu thì ở mặt trận này có bấy nhiêu quy trình nội bộ.
Tuy nhiên quy trình hay như thế nào mà không có người vận hành thì vẫn không thể thực hiện được, nên mặt trận tiếp theo cũng cần là mối quan tâm hàng đầu của CEO:
IV. Mặt trận Hệ thống nhân sự
Mặt trận này liên quan đến trình độ quản lý lãnh đạo. Hệ thống nhân sự vận hành tốt (mặt trận IV), hệ thống quy trình nội bộ được thực hiện chính xác và đầy đủ (mặt trận III), mang đến đúng giá trị khách hàng mong muốn (mặt trận II) thì khách hàng sẽ trả tiền cho chúng ta (mặt trận I). Có thể thấy, 4 mặt trận này liên quan khăng khít với nhau.
Sau khi thực hiện xong 4 mặt trận, Doanh nghiệp lại tiếp tục nhận ra: Quy trình nội bộ càng phức tạp, thì càng phải liên quan đến công nghệ, cơ sở vật chất, công cụ, dụng cụ, vì thế ở mặt trận IV, lại càng phụ thuộc vào trình độ của hệ thống nhân sự. Tất cả đều phải cân đối với nhau, một mặt trận phát triển thì các mặt trận khác cũng phải phát triển theo, xoay quanh quyền lợi cổ đông và công ty, từ đó xây dựng được hệ thống trả lương cho nhân sự cũng phải phát triển, trình độ nhân sự đã phát triển tương ứng thì Doanh nghiệp trả lương tương ứng, phải xây dựng theo tính lương kpi cho nhân sự,...
Như vậy 1 loạt chi phí mới sẽ xuất hiện, vòng tròn sẽ liên tục thay đổi. Doanh nghiệp có chắc chắn dù các con số có thay đổi thì quyền lợi của cổ đông vẫn sẽ bảo đảm? Con số là về lý thuyết thôi, còn về thực tế chưa chắc đáp ứng được. Thẻ điểm cân bằng BSC ra đời là để cân bằng giá trị cổ đông mong muốn (thượng tầng thỏa mãn), cân bằng về mặt năng lực cạnh tranh năng lực thỏa mãn), nhân sự (chính sách, phúc lợi), quy trình nội bộ (năng lực nội bộ).
Vậy làm thế nào để đưa ra các con số thỏa mã cho cả vòng tròn? Để tránh hiểu sai và áp dụng sai BSC, đích thân tôi sẽ chia sẻ với Anh Chị trong các khóa học của Học Viện CEO Việt Nam, mời Anh Chị bấm vào link này.
P/s: Có vài Anh Chị hỏi tôi BSC có thể dùng trong Doanh nghiệp quy mô như thế nào? Tôi xin trả lời là bất kì Doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ cũng đều có thể áp dụng BSC để vận hành bền vững.
Theo Diễn giả - Chủ tịch Ngô Minh Tuấn
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Website: https://hochiminh.ceovietnam.vn
Hotline: 0976776622
Hotline: 0976776622
Địa chỉ: Toà nhà CEO Việt Nam, Số 62/4 Khúc Thừa Dụ, Cầu Giấy, Hà Nội
Tòa nhà Business One, 136 Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội
Tầng 3, Cao ốc Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh
Nhận xét
Đăng nhận xét