Chuyển đến nội dung chính

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn chọn nghề nghiệp phù hợp với tính cách

Nếu lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với tính cách, bạn sẽ không bao giờ phải làm việc một ngày nào trong cuộc sống của bạn.  Mỗi con người có tính cách nhất định, việc chọn nghề nghiệp phù hợp theo từng tính cách là cách xác định để có được hướng đi đúng cho sự nghiệp.
Lợi ích của việc chọn ngành nghề phù hợp với tính cách
Nghề nghiệp sẽ đi theo các bạn trẻ cả đời, nếu bạn chọn ngành nghề sai sẽ đánh mất nhiều thời gian để tìm được đúng hướng, đúng nghề phù hợp với tính cách cũng như khả năng của mình.

Rất nhiều người gặp trường hợp học xong 4 năm đại học nhưng lại không biết được mình phù hợp với công việc gì, muốn làm gì trong tương lai. Sau khi nhận bằng tốt nghiệp xong thì thấy mất phương hướng, nộp đơn xin việc đi khắp mọi nơi nhưng không có ai gọi phỏng vấn hay vượt qua vòng kiểm tra để được đi làm… Còn có trường hợp khi đi làm rồi nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, hoặc làm 1 thời gian rồi chán vì nghề không phù hợp với tính cách của bản thân, chóng chán nản, không đam mê với nghề.
Chọn nghề là một bước ngoặt lớn và có ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của mỗi cá nhân. Vì thế, khi chọn nghề bạn cần có một quá trình dài để khám phá về sở thích và tính cách của bản thân nhằm tìm được một ngành nghề phù hợp, từ đó có một công việc lý tưởng khiến mỗi ngày đi làm là một niềm vui thay vì áp lực và mệt mỏi.
Tính cách của bạn phù hợp với công việc thế nào?
Nếu bạn là người hướng ngoại?
Là một người hướng ngoại, bạn sẽ thích hợp làm việc trong môi trường đội nhóm hay các nhóm lớn có nhiều thành viên. Bạn không cảm thấy tự ti, lúng túng mà ngược lại bạn đầy tự tin và cảm thấy thoải mái khi nói chuyện trước đám đông và lãnh đạo các hoạt động của nhóm. Người hướng ngoại cũng là một người đa năng, họ làm việc tốt nhất khi đảm đương nhiều loại công việc khác nhau. Ngành nghề lý tưởng cho tuýp người này chính là: quản trị nhà hàng - khách sạn, PR, nhân viên bán hàng, quan hệ cộng đồng…

Bạn là người hướng nội?
Người hướng nội có xu hướng làm việc tốt nhất một mình hoặc theo nhóm nhỏ. Người hướng nội làm việc rất tập trung, họ có sự quan tâm mạnh mẽ đến từng chi tiết bởi vì họ thích tập trung vào một nhiệm vụ tại một thời điểm.
Ngành nghề lý tưởng cho người hướng nội là chăm sóc động vật, công việc bảo tàng, công nghệ thông tin, khoa học, kế toán, chuyên viên tài chính, luật sư…
Bạn là người có đầu óc tổ chức
Đặc trưng của nhóm tính cách nào chính là sự thiết thực và tỉ mỉ. Họ thích sắp xếp mọi việc theo một trình tự và khuôn khổ nhất định, áp dựng những quy tắc vào cuộc sống và công việc, mong muốn xoá bỏ bộn bề để tổ chức công việc một cách hiệu quả và chuẩn xác với những gì họ đặt ra. Nếu bạn là người có đầu óc tổ chức, thì những ngành nghề sau đây là gợi ý dành cho bạn: Quản lý nhà hàng - khách sạn, bếp tưởng, kế toán…
Người có tính nghệ sĩ
Người có tính nghệ sĩ thích sáng tạo và phá cách trong công việc của mình. Người có tính cách này thường không thích thiết lập công việc theo khuôn mẫu, nhưng thay vào đó, họ thích làm việc theo thời khoá biểu riêng, một lịch trình linh hoạt với sự giám sát ít nhất. Họ thích thực hiện ý tưởng của họ chứ không phải là theo ý tưởng của người khác.
Ngành nghề phù hợp với nhóm người này chính là thiết kế, viết lách, tiếp thị, quan hệ công chúng, nhà hát, âm nhạc…
Người thích chăm sóc
Mẫu người thích chăm sóc luôn có thiên hướng làm dịch vụ và thích tìm hiểu nhu cầu của người khác. Kiểu người này thích tiếp xúc người với người, làm việc vì lợi ích của người khác. Tính cách này là người rất có trách nhiệm, đáng tin cậy và có kỹ năng tổ chức mạnh mẽ.
Ngành nghề lý tưởng: Y học, giáo dục, dịch vụ xã hội, bán hàng, giáo viên, bác sĩ, người tổ chức sự kiện.
Người có đầu óc phân tích
Người có đầu óc phân tích thích phân tích lý thuyết và sử dụng kỹ năng lập luận logic của mình. Các nhà phân tích thường thích làm việc một mình và thích làm việc về các vấn đề phức tạp từ đầu đến cuối. Họ thường cầu toàn và do đó rất tỉ mỉ.
Công việc lý tưởng cho những người này là kỹ sư, bác sĩ, nhà nghiên cứu, lãnh đạo quân sự, thám tử, thẩm phán…
Định hướng nghề nghiệp cá nhân không chỉ dựa vào tính cách
Chọn nghề là một quá trình dài và tất nhiên nó không chỉ phụ thuộc vào tính cách của bạn. Ngoài yếu tố tính cách ra thì bạn cũng phải quan tâm đến cơ hội nghề nghiệp, nhu cầu xã hội của ngành học mà bạn chọn lựa. Bạn cũng nên cân nhắc về thời gian học, điều kiện kinh tế cá nhân hoặc gia đình, để những vấn đề đó không tạo cho bạn những áp lực nặng nề. Đặc biệt, bạn hãy chú ý đến thể trạng sức khoẻ của bản thân để đưa ra được quyết định thật đúng đắn.

Lựa chọn ngành học nào để nắm chắc tiềm năng phát triển trong tương lai
Luôn nằm trong danh sách những ngành nghề có cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn và phát triển lâu dài, lĩnh vực quản trị kinh doanh và quản trị du lịch - lữ hành từ lâu đã được rất nhiều bạn trẻ chọn lựa và theo học. Thấy được tiềm năng phát triển của 2 ngành nghề này cùng với mong muốn đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp, trường Doanh nhân CEO Việt Nam đã thiết kế 2 chuyên ngành đào tạo chính trên.
Với những ưu điểm vượt trội về phương pháp giảng dạy cùng mô hình đào tạo thuộc top 20 trường đại học trên thế giới áp dụng, cơ sở vật chất hiện đại cùng môi trường học tập lý tưởng, trường Doanh nhân CEO Việt Nam sẽ là nơi đào tạo có uy tín để các bạn rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn, cam kết 100% sau khi học xong được bố trí việc làm, chắp cánh cho ước mơ của mình.
Kết
Định hướng nghề nghiệp cho bản thân nhất là với đối tượng đang học THPT là bước đi quan trọng dẫn đến tương lai. Vì thế hãy luôn suy nghĩ thật kỹ và can đảm bước trên con đường mình đã chọn.
Xem thêm tại đây

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vận Hành Doanh Nghiệp Tự Động " CCVE - CCSC- CCSD - CCSP "

Cơ chế khoán toàn diện CCVE CCSC : Điều khiển trung tâm của doanh nghiệp ( CEO ) CCSD : Điều khiển phòng ban ( Cấp trung ) CCSP : Điều khiển nhân viên ( NV ) . Cơ Chế Khoán đ iều khiển trung tâm của doanh nghiệp - CCSC CCSC là bảng điều khiển từ CEO tới tất cả các phòng ban của công ty từ phòng kinh doanh, phòng hành chính nhân sự, phòng kế toán .... Các phòng sẽ được chia quỹ lương thưởng, mục tiếu kết quả công việc, quyền quyết định và chi phí của phòng ban, lầy căn cứ từ CCSC giám đốc từng bộ phận sẽ chia ra tới từng nhân sự (CCSP). Giám đốc từ phòng ban sẽ là người xây dựng cơ cấu phòng ban. Cơ Chế Khoán đ iều khiển phòng ban từ CEO xuống - CCSD CCSD là bảng điều kiển từ CEO xuống các phòng truyền thông, marketing, sale: người chịu trách nhiệm của từng phòng (trưởng phòng) sẽ được chia quỹ lương thưởng, mục tiêu kết quả, quyền quyết định và chi phí của cả phòng, lầy căn cứ từ CCSD trưởng phòng sẽ chia ra tới từng nhân sự (CCSP). Trưởng phòng từ phòng ban sẽ là n...

Cách Sử Dụng Cơ Chế Khóa Cho Công Ty Vừa Và Nhỏ - Có File Mẫu Đính Kèm

Cơ Chế Khoán CCVE (Culture - Cost - Volume - Effectiveness): Là cơ chế khoán toàn diện trong doanh nghiệp , bao gồm: * Khoán về hiệu quả công việc. * Khoán về mục tiêu khối lượng công việc. * Khoán về chi phí vận hành và quỹ lương. * Khoán về Nội quy, văn hóa công ty. - Thông qua các bộ điều khiển:   + Bộ điều khiển trung tâm của Doanh nghiệp CCSC.   + Bộ điều khiển trung tâm của Phòng ban CCSD.   + Bộ điều khiển trung tâm của Cá nhân CCSP. - Đây là điều mà bất cứ một CEO nào cũng mong muốn đối với doanh nghiệp của mình là một hệ thống vận hành tự động và chủ động từ trên xuống dưới, từ doanh nghiệp đến từng phòng ban và đến từng cá nhân. 1, CCSC (Control Centre System of Company): - Từ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, CEO sẽ xây lên hệ thống điều khiển trung tâm (bảng dòng tiền) của doanh nghiệp CCSC. - Hệ thống điều khiển trung tâm của doanh nghiệp CCSC là hệ thống điều khiển giúp cho doanh nghiệp:   + Luôn kiểm soát được dòng tiền vào ra. ...
5 CƠ CHẾ KHOÁN TRONG DOANH NGHIỆP Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một hệ thống nhân viên chủ động làm việc có năng suất và hiệu quả. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đã dùng cơ chế khoán. Nhưng doanh nghiệp vẫn “đau khổ” vì 1 trong 5 cơ chế khoán mà mình đang dùng vẫn chưa giải quyết được vấn đề về nhân viên và cả doanh thu… Mô Hình Cơ Chế Khoán Trong Hoạt Động Của Doanh Nghiệp  Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một hệ thống nhân viên chủ động làm việc có năng suất và hiệu quả. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đã dùng cơ chế khoán. Nhưng doanh nghiệp vẫn “đau khổ” vì 1 trong 5 cơ chế khoán mà mình đang dùng vẫn chưa giải quyết được vấn đề về nhân viên và cả doanh thu… Khoán nội quy: Thường xuất hiện ở các Doanh nghiệp nhà nước. - Ưu điểm:  + Nhân viên sẽ tập trung vào: Đến đúng giờ, thái độ tốt, “ngoan ngoãn” nghe lời sếp…  + Sếp có được hệ thống nhân viên “ngoan”, dễ bảo. - Nhược điểm:  + Tình trạng doanh nghiệp trì...