Chuyển đến nội dung chính

Tố chất cần thiết để học tốt ngành Quản trị nhân sự

Bạn đang nuôi mơ ước được làm việc trong môi trường cần sự khéo léo, linh động với mức lương hấp dẫn thì nhóm ngành thuộc lĩnh vực quản trị sẽ là một lựa chọn không thể bỏ qua. Trong đó, Quản trị nhân sự chính là một trong những ngành nghề luôn thu hút nhiều bạn trẻ theo đuổi. Tuy nhiên, trước khi quyết định gắn bó với nghề, bạn phải xác định rõ mình có phù hợp với ngành Quản trị nhân sự không?

Học ngành Quản trị nhân sự yêu cầu những gì? Bản thân cần có những tố chất nào để học tốt ngành Quản trị nhân sự? Đây sẽ là cơ sở vững chắc làm tiền đề để bạn định vị đúng con đường tương lai khi chọn ngành học triển vọng này.

Để thành công với ngành Quản trị nhân sự, bạn cần có những tố chất sau: 
1. Giao tiếp tốt, tự tin thiết lập các mối quan hệ xã hội: Quản trị nhân sự là sự không ngừng truyền đạt những thông điệp thông qua giao tiếp ngôn ngữ cũng như giao tiếp hình ảnh. Về mặt ngôn ngữ, người có kỹ năng giao tiếp sẽ xử lý nhanh các vấn đề phát sinh, cũng như có thể đạt kết quả cao nhất trong đàm phán thương thuyết với khách hàng, đặc biệt là với nhân sự của mình.

2. Có lòng đam mê và trách nhiệm với nghề: Để đạt thành công với ngành này, lòng đam mê, trách nhiệm là tố chất cần có của những người mong muốn trở thành quản lý nhân sự. Người có lòng đam mê, trách nhiệm với nghề sẽ luôn tận tâm, tận tình, dốc hết sức mình cống hiến cho các công việc chung và cho cả người lao động. Luôn đặt mình vào vị trí của người lao động để có thể đồng cảm, thấu hiểu, từ đó chăm sóc đời sống tinh thần và vật chất của người lao động tốt hơn, cũng như không quản ngại khó khăn đưa ra các chính sách có lợi cho người lao động.
3. Biết lắng nghe: Đây chính là câu trả lời mấu chốt cho câu hỏi “Học ngành Quản trị nhân sự yêu cầu những gì ?”, luôn luôn lắng nghe là điều quan trọng cần thiết nhất của người làm Quản trị nhân sự, cũng như bất cứ ai làm quản lý, tất cả đều cần có kỹ năng lắng nghe. Khi bạn thực sự lắng nghe, chắc chắn sẽ có rất nhiều ý tưởng xây dựng để phát triển công ty, song song đó là việc hiểu được những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân viên, cấp dưới và người lao động.
4. Có tầm nhìn, sáng suốt, bình tĩnh trong việc ra quyết định: Ngoài những tố chất cần có của ngành Quản trị nhân sự, thì người có tầm nhìn sáng suốt, bình tĩnh trong việc ra quyết định là điều không thể thiếu. Người quản lý nhân sự cần có cái nhìn bao quát chung về những chiến lược, phương hướng phát triển doanh nghiệp, từ đó can thiệp và tận dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, có tầm nhìn nhạy bén, sâu sắc, “nhìn xa trông rộng” sẽ giúp cho người quản lý nhân sự phân tích, xử lý tốt các vấn đề và các mối quan hệ trong doanh nghiệp. 
Bên cạnh những tố chất cần thiết để học tốt ngành Quản trị nhân sự đã nêu. Để đạt được thành công ở ngành nghề mang tính đặc thù, hấp dẫn và linh hoạt này, bạn còn phải là người năng động, phát huy tối đa năng lực khi làm việc nhóm, có  kỹ năng tuyển dụng nhân sự hiệu quả, kỹ năng quản lý con người, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, nghệ thuật lãnh đạo… 

Việc xác định rõ các tố chất và thiên hướng nghề nghiệp, hay hiểu rõ “ngành Quản trị nhân sự yêu cầu những gì?” là bước quan trọng cho lộ trình học tập và làm việc về sau. Nếu bạn đã rõ học ngành Quản trị nhân sự yêu cầu những gì thì hãy tiến hành ngay bước chọn trường để có được địa chỉ đầu tư kiến thức phù hợp nhất.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vận Hành Doanh Nghiệp Tự Động " CCVE - CCSC- CCSD - CCSP "

Cơ chế khoán toàn diện CCVE CCSC : Điều khiển trung tâm của doanh nghiệp ( CEO ) CCSD : Điều khiển phòng ban ( Cấp trung ) CCSP : Điều khiển nhân viên ( NV ) . Cơ Chế Khoán đ iều khiển trung tâm của doanh nghiệp - CCSC CCSC là bảng điều khiển từ CEO tới tất cả các phòng ban của công ty từ phòng kinh doanh, phòng hành chính nhân sự, phòng kế toán .... Các phòng sẽ được chia quỹ lương thưởng, mục tiếu kết quả công việc, quyền quyết định và chi phí của phòng ban, lầy căn cứ từ CCSC giám đốc từng bộ phận sẽ chia ra tới từng nhân sự (CCSP). Giám đốc từ phòng ban sẽ là người xây dựng cơ cấu phòng ban. Cơ Chế Khoán đ iều khiển phòng ban từ CEO xuống - CCSD CCSD là bảng điều kiển từ CEO xuống các phòng truyền thông, marketing, sale: người chịu trách nhiệm của từng phòng (trưởng phòng) sẽ được chia quỹ lương thưởng, mục tiêu kết quả, quyền quyết định và chi phí của cả phòng, lầy căn cứ từ CCSD trưởng phòng sẽ chia ra tới từng nhân sự (CCSP). Trưởng phòng từ phòng ban sẽ là n...

Cách Sử Dụng Cơ Chế Khóa Cho Công Ty Vừa Và Nhỏ - Có File Mẫu Đính Kèm

Cơ Chế Khoán CCVE (Culture - Cost - Volume - Effectiveness): Là cơ chế khoán toàn diện trong doanh nghiệp , bao gồm: * Khoán về hiệu quả công việc. * Khoán về mục tiêu khối lượng công việc. * Khoán về chi phí vận hành và quỹ lương. * Khoán về Nội quy, văn hóa công ty. - Thông qua các bộ điều khiển:   + Bộ điều khiển trung tâm của Doanh nghiệp CCSC.   + Bộ điều khiển trung tâm của Phòng ban CCSD.   + Bộ điều khiển trung tâm của Cá nhân CCSP. - Đây là điều mà bất cứ một CEO nào cũng mong muốn đối với doanh nghiệp của mình là một hệ thống vận hành tự động và chủ động từ trên xuống dưới, từ doanh nghiệp đến từng phòng ban và đến từng cá nhân. 1, CCSC (Control Centre System of Company): - Từ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, CEO sẽ xây lên hệ thống điều khiển trung tâm (bảng dòng tiền) của doanh nghiệp CCSC. - Hệ thống điều khiển trung tâm của doanh nghiệp CCSC là hệ thống điều khiển giúp cho doanh nghiệp:   + Luôn kiểm soát được dòng tiền vào ra. ...
5 CƠ CHẾ KHOÁN TRONG DOANH NGHIỆP Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một hệ thống nhân viên chủ động làm việc có năng suất và hiệu quả. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đã dùng cơ chế khoán. Nhưng doanh nghiệp vẫn “đau khổ” vì 1 trong 5 cơ chế khoán mà mình đang dùng vẫn chưa giải quyết được vấn đề về nhân viên và cả doanh thu… Mô Hình Cơ Chế Khoán Trong Hoạt Động Của Doanh Nghiệp  Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một hệ thống nhân viên chủ động làm việc có năng suất và hiệu quả. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đã dùng cơ chế khoán. Nhưng doanh nghiệp vẫn “đau khổ” vì 1 trong 5 cơ chế khoán mà mình đang dùng vẫn chưa giải quyết được vấn đề về nhân viên và cả doanh thu… Khoán nội quy: Thường xuất hiện ở các Doanh nghiệp nhà nước. - Ưu điểm:  + Nhân viên sẽ tập trung vào: Đến đúng giờ, thái độ tốt, “ngoan ngoãn” nghe lời sếp…  + Sếp có được hệ thống nhân viên “ngoan”, dễ bảo. - Nhược điểm:  + Tình trạng doanh nghiệp trì...