Chuyển đến nội dung chính

 

Những điều bạn nên biết về ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là gì? Đây là một trong những câu hỏi được các bạn trẻ quan tâm khi tìm hiểu về ngành học du lịch. Hãy để Trường Huấn luyện Doanh nhân CEO Việt Nam giúp bạn tìm được câu trả lời chi tiết!

     Ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành là gì?

     Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành được mệnh danh là "ngành công nghiệp không khói" với nhiều tiềm năng và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế. Đây là ngành học về điều hành và quản lý du lịch, ví dụ: các hoạt động thiết kế và xây dựng chiến lược phát triển du lịch; điều hành và quản lý du lịch; phân công công việc cho hướng dẫn viên du lịch; tổ chức sự kiện du lịch; tiếp nhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết vấn đề phát sinh trong lĩnh vực du lịch…

     Học ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức tổng quan về du lịch, ví dụ: tâm lý và tập quán của du khách trong nước và quốc tế; địa lý du lịch, văn hóa các vùng miền; kỹ năng nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch; thiết kế, quản lý và điều hành tour; thiết kế, quản trị sự kiện…


     Cơ hội việc làm

     Theo Tổng cục Du lịch, mỗi năm ngành Du lịch cần thêm gần 40.000 lao động. Tuy nhiên, số lượng sinh viên chuyên ngành này ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm, trong đó chỉ có hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Nhu cầu cao về nhân lực trong ngành Du lịch đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành với mức lương hấp dẫn kèm theo chế độ ưu đãi tốt.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có thể lựa chọn rất nhiều vị trí nghề nghiệp, đó là:

  •      Hướng dẫn viên du lịch, thiết kế tour;

  •      Chăm sóc khách hàng, chuyên viên phụ trách các bộ phận lưu trú, tiếp thị, chăm sóc;

  •      Tổ chức hội nghị – sự kiện;

  •      Vị trí nhân viên kinh doanh, phát triển các dịch vụ du lịch, khách sạn;

  •      Nghiên cứu, giảng dạy về du lịch tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu…;

  •      Điều hành, lập kế hoạch, điều phối nhân sự.

     Những vị trí công việc dành cho sinh viên ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành là gì?

  •           Công ty du lịch, doanh nghiệp lữ hành;

  •           Khu nghỉ dưỡng, du lịch và khu vui chơi, giải trí;

  •           Công ty tổ chức sự kiện, truyền thông trong lĩnh vực du lịch;

  •           Cao đẳng, trung cấp nghề có đào tạo ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành;

  •           Trường Huấn luyện Doanh nhân CEO Việt Nam

  •            Bộ phận du lịch tại các sở, ban, ngành về du lịch.

      

     Các kỹ năng sinh viên cần có là gì?

           Kỹ năng làm việc nhóm trong các lĩnh vực khác nhau của ngành Dịch vụ Du lịch và Lữ hành;

  •            Kỹ năng quản lý thời gian, lịch trình chuyến đi và quản lý nhân lực trong kinh doanh dịch vụ du lịch                và lữ hành;

  •             Kỹ năng giao tiếp với khách hàng, đối tác, nhà cung cấp trong lĩnh vực du lịch và lữ hành;

  •             Sử dụng linh hoạt ngoại ngữ chuyên ngành du lịch, lữ hành, khách sạn, sự kiện để giao tiếp với du khách nước ngoài;

           Sinh viên cần trang bị nhiều kỹ năng để làm việc tốt trong ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành (Nguồn: Báo mới)

  •              Kỹ năng thuyết trình trước các đoàn du khách;

  •            Sử dụng thành thạo các phần mềm phục vụ chuyên ngành du lịch, như Photoshop, SMILE, các phần mềm đặt giữ chỗ…;

  •               Kỹ năng lập luận, tư duy và giải quyết vấn đề trong ngành du lịch;

  •               Có tư duy logic, xác định vấn đề ưu tiên, nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau để đánh giá hiện tượng một cách toàn diện nhất và tìm được giải pháp tối ưu;

  •                Kỹ năng nghiên cứu và khám phá kiến thức du lịch;

  •              Luôn cập nhật thông tin về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực du lịch cũng như xu hướng, chính sách phát triển du lịch trong và ngoài nước.

              Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ thêm về ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành cùng với những thông tin cần thiết trong lĩnh vực này. Trường Huấn luyện Doanh nhân CEO Việt Nam chúc bạn đưa ra những lựa chọn đúng đắn cho nghề nghiệp tương lai.


Trường Huấn luyện Doanh Nhân CEO Việt Nam

Web: https://truongdoanhnhanceovietnam.edu.vn/

Hotline: 0976 77 66 22 

Thông tin tư vấn tuyển sinh : Bấm Đây ->>> TUYỂN SINH

Hotline: 0976776622

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vận Hành Doanh Nghiệp Tự Động " CCVE - CCSC- CCSD - CCSP "

Cơ chế khoán toàn diện CCVE CCSC : Điều khiển trung tâm của doanh nghiệp ( CEO ) CCSD : Điều khiển phòng ban ( Cấp trung ) CCSP : Điều khiển nhân viên ( NV ) . Cơ Chế Khoán đ iều khiển trung tâm của doanh nghiệp - CCSC CCSC là bảng điều khiển từ CEO tới tất cả các phòng ban của công ty từ phòng kinh doanh, phòng hành chính nhân sự, phòng kế toán .... Các phòng sẽ được chia quỹ lương thưởng, mục tiếu kết quả công việc, quyền quyết định và chi phí của phòng ban, lầy căn cứ từ CCSC giám đốc từng bộ phận sẽ chia ra tới từng nhân sự (CCSP). Giám đốc từ phòng ban sẽ là người xây dựng cơ cấu phòng ban. Cơ Chế Khoán đ iều khiển phòng ban từ CEO xuống - CCSD CCSD là bảng điều kiển từ CEO xuống các phòng truyền thông, marketing, sale: người chịu trách nhiệm của từng phòng (trưởng phòng) sẽ được chia quỹ lương thưởng, mục tiêu kết quả, quyền quyết định và chi phí của cả phòng, lầy căn cứ từ CCSD trưởng phòng sẽ chia ra tới từng nhân sự (CCSP). Trưởng phòng từ phòng ban sẽ là n...

Cách Sử Dụng Cơ Chế Khóa Cho Công Ty Vừa Và Nhỏ - Có File Mẫu Đính Kèm

Cơ Chế Khoán CCVE (Culture - Cost - Volume - Effectiveness): Là cơ chế khoán toàn diện trong doanh nghiệp , bao gồm: * Khoán về hiệu quả công việc. * Khoán về mục tiêu khối lượng công việc. * Khoán về chi phí vận hành và quỹ lương. * Khoán về Nội quy, văn hóa công ty. - Thông qua các bộ điều khiển:   + Bộ điều khiển trung tâm của Doanh nghiệp CCSC.   + Bộ điều khiển trung tâm của Phòng ban CCSD.   + Bộ điều khiển trung tâm của Cá nhân CCSP. - Đây là điều mà bất cứ một CEO nào cũng mong muốn đối với doanh nghiệp của mình là một hệ thống vận hành tự động và chủ động từ trên xuống dưới, từ doanh nghiệp đến từng phòng ban và đến từng cá nhân. 1, CCSC (Control Centre System of Company): - Từ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, CEO sẽ xây lên hệ thống điều khiển trung tâm (bảng dòng tiền) của doanh nghiệp CCSC. - Hệ thống điều khiển trung tâm của doanh nghiệp CCSC là hệ thống điều khiển giúp cho doanh nghiệp:   + Luôn kiểm soát được dòng tiền vào ra. ...
5 CƠ CHẾ KHOÁN TRONG DOANH NGHIỆP Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một hệ thống nhân viên chủ động làm việc có năng suất và hiệu quả. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đã dùng cơ chế khoán. Nhưng doanh nghiệp vẫn “đau khổ” vì 1 trong 5 cơ chế khoán mà mình đang dùng vẫn chưa giải quyết được vấn đề về nhân viên và cả doanh thu… Mô Hình Cơ Chế Khoán Trong Hoạt Động Của Doanh Nghiệp  Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một hệ thống nhân viên chủ động làm việc có năng suất và hiệu quả. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đã dùng cơ chế khoán. Nhưng doanh nghiệp vẫn “đau khổ” vì 1 trong 5 cơ chế khoán mà mình đang dùng vẫn chưa giải quyết được vấn đề về nhân viên và cả doanh thu… Khoán nội quy: Thường xuất hiện ở các Doanh nghiệp nhà nước. - Ưu điểm:  + Nhân viên sẽ tập trung vào: Đến đúng giờ, thái độ tốt, “ngoan ngoãn” nghe lời sếp…  + Sếp có được hệ thống nhân viên “ngoan”, dễ bảo. - Nhược điểm:  + Tình trạng doanh nghiệp trì...