Chuyển đến nội dung chính

  

Quản trị du lịch và lữ hành: Học gì và làm gì?

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được xem là ngành “công nghiệp không khói”, một ngành kinh tế mũi nhọn và giàu tiềm năng nhất của thế kỷ trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay.

     Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là gì?

     Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là ngành học đòi hỏi sự năng động tối đa, bao gồm quá trình quản lý và điều hành du lịch, chịu trách nhiệm phân công công việc cho các hướng dẫn viên du lịch; nhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết những phát sinh, thiết kế các chương trình du lịch,... Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được xem là ngành “công nghiệp không khói”, một ngành kinh tế mũi nhọn và giàu tiềm năng nhất của thế kỷ trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay.

     Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành học những gì?

     Sinh viên theo học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được trang bị khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu về du lịch như: Địa lý du lịch; kinh tế du lịch; văn hóa du lịch; marketing du lịch; du lịch tôn giáo – tín ngưỡng; phong tục – tập quán – lễ hội – truyền thống – tâm lý và tập quán của du khách trong nước và quốc tế. Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, sinh viên được trang bị các kỹ năng nghiệp vụ thực tế về hướng dẫn du lịch, thiết kế tour, quản lý và điều hành tour, thiết kế và quản trị sự kiện du lịch; hướng dẫn du lịch; giao tiếp và lễ tân ngoại giao, PR và truyền thông cho sự kiện,…

Không những thế, sinh viên được trang bị thêm các kỹ năng cần thiết như: Ngoại ngữ; tin học; kỹ năng lãnh đạo; kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức sự kiện; kỹ năng đàm phán, thương lượng; kỹ năng giải quyết tình huống trong Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành,

     Học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành ra trường làm gì? Làm ở đâu?

Với hành trang nghề nghiệp vững chắc cùng vốn kỹ năng, ngoại ngữ nổi trội, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của Trường Huấn luyện Doanh Nhân CEO Việt Nam, sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các vị trí như: Hướng dẫn viên du lịch hoặc chuyên viên phụ trách các bộ phận: Lưu trú, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, tổ chức hội nghị - sự kiện; quản trị, điều hành, thiết kế tour tại các công ty du lịch trong và ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ; chuyên viên tại các Sở, Ban, Ngành về Du lịch; giảng dạy, nghiên cứu về Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp,... Đặc biệt, với những bạn trẻ tự tin và bản lĩnh, khởi nghiệp cùng Du lịch hoàn toàn là một lựa chọn hấp dẫn.

     Học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành bạn cần những tố chất và kỹ năng gì?

Để học tốt ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau: Năng động, tự tin, mạnh mẽ, quyết đoán; có vốn hiểu biết rộng; giỏi xử lý tình huống; thích di chuyển; đam mê khám phá những điều mới lạ; có tư chất quản lý; giao tiếp tốt, thân thiện, nhiệt tình và nhạy bén; có năng khiếu tổ chức, quản lý, sắp xếp công việc; mong muốn được làm việc và khẳng định bản thân trong lĩnh vực dịch vụ du lịch.

     Cách thi tuyển đầu vào của Ngành quản trị Du lịch và Lữ Hành Trường Huấn luyện Doanh Nhân CEO Việt Nam

     Với phương châm lựa chọn "sự phù hợp", Trường Huấn luyện Doanh nhân CEO Việt Nam tuyển sinh không dựa vào kiến thức trên trường học mà dựa vào hoàn toàn tố chất, tính cách, mục tiêu, khát vọng, sự phù hợp đối với nghề nghiệp của các em. Trường có 2 vòng thi:

• Vòng 1: Kiểm tra tố chất thông qua bài Test, sơ đồ tư duy.

• Vòng 2: Phỏng vấn trực tiếp cùng hội đồng doanh nhân.


Thông tin tuyển sinh và cách làm hồ sơ tuyển sinh liên hệ:

Trường Huấn luyện Doanh Nhân CEO Việt Nam

web: https://truongdoanhnhanceovietnam.edu.vn/

Hotline: 0976776622

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vận Hành Doanh Nghiệp Tự Động " CCVE - CCSC- CCSD - CCSP "

Cơ chế khoán toàn diện CCVE CCSC : Điều khiển trung tâm của doanh nghiệp ( CEO ) CCSD : Điều khiển phòng ban ( Cấp trung ) CCSP : Điều khiển nhân viên ( NV ) . Cơ Chế Khoán đ iều khiển trung tâm của doanh nghiệp - CCSC CCSC là bảng điều khiển từ CEO tới tất cả các phòng ban của công ty từ phòng kinh doanh, phòng hành chính nhân sự, phòng kế toán .... Các phòng sẽ được chia quỹ lương thưởng, mục tiếu kết quả công việc, quyền quyết định và chi phí của phòng ban, lầy căn cứ từ CCSC giám đốc từng bộ phận sẽ chia ra tới từng nhân sự (CCSP). Giám đốc từ phòng ban sẽ là người xây dựng cơ cấu phòng ban. Cơ Chế Khoán đ iều khiển phòng ban từ CEO xuống - CCSD CCSD là bảng điều kiển từ CEO xuống các phòng truyền thông, marketing, sale: người chịu trách nhiệm của từng phòng (trưởng phòng) sẽ được chia quỹ lương thưởng, mục tiêu kết quả, quyền quyết định và chi phí của cả phòng, lầy căn cứ từ CCSD trưởng phòng sẽ chia ra tới từng nhân sự (CCSP). Trưởng phòng từ phòng ban sẽ là n...

Cách Sử Dụng Cơ Chế Khóa Cho Công Ty Vừa Và Nhỏ - Có File Mẫu Đính Kèm

Cơ Chế Khoán CCVE (Culture - Cost - Volume - Effectiveness): Là cơ chế khoán toàn diện trong doanh nghiệp , bao gồm: * Khoán về hiệu quả công việc. * Khoán về mục tiêu khối lượng công việc. * Khoán về chi phí vận hành và quỹ lương. * Khoán về Nội quy, văn hóa công ty. - Thông qua các bộ điều khiển:   + Bộ điều khiển trung tâm của Doanh nghiệp CCSC.   + Bộ điều khiển trung tâm của Phòng ban CCSD.   + Bộ điều khiển trung tâm của Cá nhân CCSP. - Đây là điều mà bất cứ một CEO nào cũng mong muốn đối với doanh nghiệp của mình là một hệ thống vận hành tự động và chủ động từ trên xuống dưới, từ doanh nghiệp đến từng phòng ban và đến từng cá nhân. 1, CCSC (Control Centre System of Company): - Từ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, CEO sẽ xây lên hệ thống điều khiển trung tâm (bảng dòng tiền) của doanh nghiệp CCSC. - Hệ thống điều khiển trung tâm của doanh nghiệp CCSC là hệ thống điều khiển giúp cho doanh nghiệp:   + Luôn kiểm soát được dòng tiền vào ra. ...
5 CƠ CHẾ KHOÁN TRONG DOANH NGHIỆP Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một hệ thống nhân viên chủ động làm việc có năng suất và hiệu quả. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đã dùng cơ chế khoán. Nhưng doanh nghiệp vẫn “đau khổ” vì 1 trong 5 cơ chế khoán mà mình đang dùng vẫn chưa giải quyết được vấn đề về nhân viên và cả doanh thu… Mô Hình Cơ Chế Khoán Trong Hoạt Động Của Doanh Nghiệp  Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một hệ thống nhân viên chủ động làm việc có năng suất và hiệu quả. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đã dùng cơ chế khoán. Nhưng doanh nghiệp vẫn “đau khổ” vì 1 trong 5 cơ chế khoán mà mình đang dùng vẫn chưa giải quyết được vấn đề về nhân viên và cả doanh thu… Khoán nội quy: Thường xuất hiện ở các Doanh nghiệp nhà nước. - Ưu điểm:  + Nhân viên sẽ tập trung vào: Đến đúng giờ, thái độ tốt, “ngoan ngoãn” nghe lời sếp…  + Sếp có được hệ thống nhân viên “ngoan”, dễ bảo. - Nhược điểm:  + Tình trạng doanh nghiệp trì...